Hiểm họa bất ngờ từ thiết bị học online

Sau những tai nạn thương tâm do nổ điện thoại trong lúc trẻ học trực tuyến, phụ huynh lo lắng kiểm tra lại thiết bị điện, không dám rời khi con học online.

Chiều 14/10, em N.V.Q., học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn   dù được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi. Nguyên nhân là do điện thoại đang sạc pin thì bất ngờ phát nổ khi em học online. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc giữ an toàn điện cho học sinh khi học online.

Thiết bị học online thiếu an toàn

Trao đổi với phóng viên Khoa học và Đời sống, ThS Đặng Thị Liễu, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cho biết, thiếu thiết bị là một trong những khó khăn rất lớn của việc học trực tuyến. Trường cũng có chương trình cho các học sinh mượn máy bàn học tập. Tuy nhiên, do liên quan đến việc chụp gửi bài cho cô giáo nên cũng khá bất tiện, một số học sinh vẫn phải sử dụng điện thoại học tập, không đảm bảo an toàn.

Việc vừa dùng thiết bị điện tử vừa sạc đã được cảnh báo nhiều, cô cũng đã biết và dặn dò học sinh thường xuyên về việc các em phải giữ an toàn điện. Tuy nhiên, do điều kiện bất khả kháng, nên nhiều khi vẫn không thể thực hiện được.

Như bản thân cô, cũng vẫn phải vừa dùng máy tính vừa sạc pin. Bởi thời gian dạy học trực tuyến kéo dài, máy không “tải” nổi.

“7 giờ sáng vào tiết 1, 1h40 mới hết tiết 5, tôi buộc phải sạc pin nếu không không đủ pin để dạy học”, cô Liễu chia sẻ.

Nhiều phụ huynh trao đổi với phóng viên cũng cho biết, có nghe nói đến việc vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện nguy hiểm, nhưng do gia đình không có điều kiện mua máy tốt hơn cho con, nên cũng chưa biết xử lý thế nào.

no-dien-thoai-an-toan-dien.jpg
Ảnh minh họa.

Cô giáo Lê Huyền, Trường Tiểu học Thụy Lâm A, Hà Nội cho hay, thực tế đối với lớp cô giảng dạy, mới đầu cũng có một số em điện thoai kém chất lượng để học online, vừa học vừa sạc. Sau khi ghi nhận tình hình, cô đã gọi điện cho phụ huynh, phụ huynh thay pin cho con nên đã khắc phục được.

Tuy nhiên, việc vừa học phải vừa sạc pin có thể còn đến từ trường hợp một số em khi được bố mẹ để máy ở nhà học online thì đã chơi game trước giờ học. Đến khi học thì máy lại hết pin và phải sạc, rất nguy hiểm.

“Cho nên, tôi phải dặn các phụ huynh, phải kiểm tra thiết bị học tập của con. Bố mẹ sạc đầy pin, rồi nhờ người nhà (có thể là ông bà cầm giúp). Đến khi học thì mới đưa cho con. Giáo viên cũng phải thường xuyên để ý các học sinh, và thông tin kịp thời đến phụ huynh mỗi khi thấy có vấn đề. Sự giám sát song hành của phụ huynh rất quan trọng. Với những gia đình không có người lớn ở nhà cùng các học sinh lớp nhỏ sẽ khó khăn hơn”, cô Huyền chia sẻ.

Cách giảm “tai nạn” cháy, nổ thiết bị học online

Theo TS Nguyễn Phan Kiên, giảng viên Bộ môn Công nghệ Điện tử và Kỹ thuật Y sinh, Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đối với việc vừa sạc vừa sử dụng thiết bị điện tử có kèm pin, có thể tưởng tượng giống như việc vừa ăn vừa chạy, vừa nạp năng lượng vào lại vừa “xả” năng lượng ra. Nếu pin không tốt có thể dẫn tới việc chập, cháy, nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là khi máy để gần phần đầu, mặt.

Anh Vũ Kim Cương, Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ và thiết bị Bảo Lâm cho hay, tuổi đời máy tính, tab, điện thoại khác nhau nên sẽ có công suất tiêu thụ, pin khác nhau, từ đó sẽ yêu cầu dòng sạc và cách sạc phải đúng chỉ dẫn. Nếu dùng sạc chuẩn, đồng bộ với máy thì dòng sạc vào máy sẽ ổn định hơn và không bị nóng máy.

Nếu thời lượng sử dụng pin bình thường so với lúc mới mà giảm 70% thì nên thay hoặc để ý nếu sạc điện thoại hoặc các thiết bị mà pin nóng quá cần phải xem lại thiết bị. Một là máy có vấn đề vì sử dụng các ứng dụng quá lớn gây quá tải thiết bị và gây nóng máy, hai là do pin đã bị chai, sạc mãi mà không đầy được hoặc đầy giả.

hoc-online.jpg

TS Nguyễn Phan Kiên lưu ý, nguyên tắc sử dụng các thiết thiết bị có kèm pin như máy tính, tab hoặc điện thoại thì nên rút sạc khi đầy và khi sử dụng. Khi % pin còn ít hoặc đã hết mới nên sạc lại. Như vậy, pin sẽ không bị chai và giữ được tuổi thọ thiết bị lâu.

Một lưu ý nữa, đó là vị trí đặt các ổ điện, nên nối dài dây, đặt ổ điện sau máy tính. Phụ huynh cũng có thể lắp CB chống giật cho hệ thống điện gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Khi con học xong, cha mẹ cần nhắc con tắt hết thiết bị hoặc có thể thu hồi máy lại.

Chị Nguyễn Hồng Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, sau khi đọc tin về vụ việc em học sinh lớp 5 ở Nghệ An đã bị nổ điện thoại dẫn đến tử vong trong lúc học online, chị đã dặn đi dặn lại các con về việc cần phải giữ an toàn điện khi học online thế nào. Yêu cầu các con không được vừa học vừa sạc pin. Nếu có bất cứ trục trặc nào liên quan đến thiết bị phải gọi người lớn, không được tự ý xử lý.

Chị Trần Thanh Tú (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, máy tính của con chị nếu không sạc là sập nguồn luôn. Mới đây, chị phải đi tìm mua máy cho con, nhưng giá máy đội lên khá nhiều. Và cũng phải đặt mãi mới có hàng. Việc giữ an toàn về điện khi học trực tuyến, chị cũng đã dặn, lưu ý con rất nhiều. Mỗi ngày đi làm là một ngày lo lắng, chỉ sợ con ở nhà không an toàn. Nhưng cũng không biết phải làm sao.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top