Hẹp van tim muốn có thai phải làm gì?

(khoahocdoisong.vn) - Bị bệnh tim (bệnh hẹp van tim) cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, điều chỉnh thuốc cho phù hợp để an toàn cho mẹ và con.

Hỏi: Tôi nghe nói hiện nay bị bệnh tim vẫn có thể mang thai. Nhưng vẫn rất lo lắng vì vợ tôi bị bệnh van tim, muốn có thai phải làm sao?

Nguyễn Mạnh Phương (Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng ViệnTim mạch Việt Nam: Do vợ bạn bị bệnh tim (hẹp van tim) nên cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh, khám lâm sàng, và yêu cầu làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn gì, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của mẹ và đứa trẻ. 

Cần phải thông báo với bác sĩ mọi loại thuốc vợ bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn. Cần có sự chuẩn bị kĩ càng khi mang thai và đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ trong quá trình mang thai. Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim mạch đều có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh. Tuy vậy, một số bệnh nhân bị bệnh tim mạch không nên vội vàng mang thai khi chưa có sự chữa chạy nhất định vì làm tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi: các bệnh hẹp van tim nặng mà chưa được sửa chữa; suy tim nặng, bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được sửa chữa, bệnh Marphan.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top