Hệ thống vệ tinh mới của EU theo dõi và giám sát lượng khí thải nhà kính toàn cầu

Cơ quan Vũ trụ Eurpoean (ESA) và Chương trình giám sát Trái đất của EU Copernicus sẽ phóng một hệ thống vệ tinh đo nồng độ carbon dioxide (CO2) và khí methan trong khí quyển, hỗ trợ các quốc gia hành động giảm phát thải tốt hơn.

 Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan vũ trụ châu Âu, Trung tâm dự báo thời tiết tầm trung châu Âu, Tổ chức khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu và các chuyên gia quốc tế cùng hợp lực để phát triển Năng lực hoạt động để giám sát lượng khí thải CO2 do con người gây ra (CO2MVS) như một dịch vụ kiểm soát phát thải CO2 mới trong Chương trình Copernicus của EC.

Dự án CoCO2 đang phát triển hệ thống nguyên mẫu cho CO2MVS, hệ thống này sẽ ích hợp tất cả các luồng thông tin có sẵn theo theo một phương thức nhất quán trên toàn cầu.

CO2MVS cung cấp bức tranh tổng thể và từng khu vực riêng biệt, bao gồm những dữ liệu đo đạc tại địa điểm và trong không gian khí quyển, bản đồ phát thải CO2 từ dưới lên, mô hình tiên tiến về chu trình carbon, hệ thống đồng hóa dữ liệu tích hợp thông tin từ trên khí quyển xuống và từ dưới mặt đất lên, công cụ hỗ trợ việc đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Đại diện Chương trình Copernicus cho biết: Bằng phương pháp kết hợp quan sát vệ tinh với mô hình máy tính, Năng lực hỗ trợ giám sát và xác minh lượng khí thải CO 2 do con người gây lên (CO2MVS) hứa hẹn sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng, cho phép các quốc gia và thế giới xác định chính xác thành phần khí thải nào là do con người gây ra hoặc do hoạt động của con người.

Bản ghi dữ liệu vệ tinh về carbon dioxide trong khí quyển. Ảnh: C3S / CCI / CAMS / Univ.Bremen / SRON

Hiện có rất nhiều vệ tinh theo dõi mức khí nhà kính trong khí quyển, CO2MVS mới sẽ có độ bao phủ, tính chi tiết và chính xác chưa từng có. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Những vệ tinh này có thể quan sát toàn bộ địa cầu chỉ trong vài ngày. Hơn nữa, hệ thống có thể xác định được các nguồn carbon dioxide và methan riêng lẻ, như các nhà máy điện và các địa điểm sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đặc điểm này sẽ giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn những nguồn CO2 và methan tự nhiên hay nhân tạo.

Các vệ tinh này sẽ tập hợp tất cả những luồng thông tin có sẵn bằng phương thức nhất thể hóa trên toàn cầu, điều mà những hệ thống hiện nay không làm được. Dữ liệu sẽ được tích hợp vào những mô hình máy tính về bầu khí quyển và sinh quyển Trái đất, được Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) cung cấp nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định và những chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu trên cơ sở hệ thống thông tin nhất quán và có độ tin cậy cao.

Nhóm liên kết của hai cơ quan có kế hoạch cung cấp các thành phần chính của nguyên mẫu hệ thống CO2MVS cuối năm 2023, hệ thống sẽ hoạt động với đầy đủ các chức năng vào năm 2026, thời điểm các quốc gia xem xét tiến độ đạt được những mục tiêu của Thỏa thuận Paris vào năm 2028.

CO2MVS sẽ cung cấp thông tin độc đáo về lượng khí thải do con người gây ra để hỗ trợ quá trình ra quyết định và chính sách ở cấp quốc gia và châu Âu. Ảnh Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus / ECMWF

Theo Advanced Science News
Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Tắt sóng 2G và thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G đang ngày càng mở rộng.
back to top