Hay lẩm bẩm một mình, mắc bệnh gì?

Gần đây em bị mọi người xung quanh phàn nàn về việc hay lẩm bẩm, nói chuyện một mình. Thực sự em rất bất ngờ và có chút lo lắng vì đây không phải lần đầu tiên mọi người nói với em như vậy.

Ảnh minh họa.

Xin chào BS,

Gần đây em bị mọi người xung quanh phàn nàn về việc hay nói chuyện một mình. Thực sự em rất bất ngờ và có chút lo lắng vì đây không phải lần đầu tiên mọi người nói với em như vậy.

Từ lúc học đại học em đã bắt đầu nói chuyện một mình. Có người cũng nói, không có người cũng nói một mình. Tự dưng cứ nói một mình giống như đang kể chuyện hay nói với ai mà chính em cũng không biết. Mà còn nói rất nhiều ạ.

Em vẫn rất bình thường, đi học và đi không không có gì khác cả. Xin hỏi là như vậy em có bị sao không ạ?

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương, BV Trưng Vương:

Chào Mỹ Hạnh,

Hành vi tự đối thoại một mình có thể gặp ở người bình thường, với nhiều mục đích khác nhau, như để giải tỏa căng thẳng, ức chế, bực dọc, buồn vui; để phân tích một vấn đề gì đó, độc thoại với nội tâm… chứ không chỉ có ở người có vấn đề về tâm thần.

Tuy nhiên, nếu em không nhận biết được mình đang tự nói chuyện 1 mình, hoặc nếu em không kiểm soát được việc nói và không nói, nghĩa là em cứ phải nói liên tục không thể tự ngừng được thì là có vấn đề, nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần.

Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm… chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay – dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, BS chuyên khoa Tâm thần cần phải khám trực tiếp, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác mới định bệnh được.

Các bảng câu hỏi, các tiêu chuẩn chẩn đoán được đăng tải trên mạng nhầm mục đích giúp người dân có khái niệm về bệnh tâm thần, cảnh giác với bệnh tâm thần chứ không thể tự chẩn đoán được. Bởi vì với kinh nghiệm chuyên môn của BS tâm thần mới nhận định được đâu là bất thường thật sự. Vì thế khi có triệu chứng nghi ngờ của bệnh lý tâm thần thì tốt nhất là khám BS chuyên khoa Tâm thần, em nhé.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Xoài Thanh Ca là một trong những giống xoài ngon nhất hiện nay.

Cách phân biệt các loại xoài

Xoài có nhiều loại khác nhau, mùi vị, hình dáng cũng khác nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt từng loại và chọn được quả xoài tươi, ngon
Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh là người đó hoàn toàn không có biểu hiện bệnh, nhưng trong người lại có gene bệnh và gene này ở thể lặn.
Bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Ảnh minh họa.

Cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh

Trái cây cũng như bao thực phẩm tươi sống khác, bạn cần phải bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh hiệu quả.
Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin nên nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

Cách chọn trái cây ngon

Bộ công thức lựa trái cây "siêu chuẩn" do tiểu thương có nhiều kinh nghiệm tại chợ đầu mối sẽ giúp bạn không lo bị "lừa" bởi trái cây kém chất lượng.
back to top