Hạt muồng chữa hội chứng lỵ

Cây muồng còn gọi là mồng lạc, là loại cây nhỏ thường cao từ 30-90cm. Lá mọc so le, kép lông chim gồm 2-4 đôi lá chét, lá chét hình trứng ngược.

Quả hình trụ dài 9-14cm, trong chứa 15-25 hạt. Hạt hình trụ 2 đầu vát chéo màu nâu xỉn, bóng, khi khô quả tự tách vỏ tung hạt. Hạt già phơi sấy khô có tên thuốc là thảo quyết minh.

Hạt muồng có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy chữa nhiều bệnh.

Muồng chữa nhiều bệnh.

Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tim hồi hộp: hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, tâm sen sao 6g sắc uống.

Ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, tùy vào việc bạn mất ngủ nặng hay nhẹ, nhưng uống khoảng 3 ngày sẽ có tác.

Chữa tăng mỡ máu (do can thận âm hư, khí trệ huyết ứ): Hạt muồng sao thơm 15g, sơn tra 15g, hà thủ ô đỏ 15g, đan sâm 20g, câu kỷ tử 10g.

Tất cả tán bột khô, đun sôi 30 phút (khi sôi để nhỏ lửa) với 1.500ml nước, cho nước thuốc vào phích để giữ nóng, chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống 2-3 tháng sẽ có tác dụng.

Chữa xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu, hội chứng lỵ: hạt muồng sao 10g, hoa hòe 10g sao  sắc uống hoặc sao, tán bột uống mỗi lần 5-7g, ngày uống 3 lần, uống khoảng 1 tuần..

Chữa tăng huyết áp (thể can, thận, âm hư): Hạt muồng 24g, nữ trinh tử 15g, sa uyển tử 12g, thỏ ty tử 12g, câu kỷ tử 12g, kim anh khô 9g, quả dâu chín khô 12g. Sắc uống ngày 1 thang đến khi huyết áp ổn định thì thôi dùng thuốc.

Chú ý, hạt muồng uống nhiều thường đi phân lỏng. Khi thấy triệu chứng trên thì nghỉ vài hôm, rồi lại tiếp tục uống với liều lượng ít và thưa hơn.

Nếu muốn không đi phân lỏng nữa thì cho vào các vị thuốc đó 12 g ý dĩ.

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường

Theo Đời sống
back to top