Hắt hơi một cái, liệt luôn nửa người

(khoahocdoisong.vn) - Đang nằm trên giường, bất thình lình hắt hơi một cái, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thấy lạnh loát, đau như đứt đôi người và liệt luôn.

Liệt sau một cái hắt hơi

Anh Hoàng Ngọc K. 50 tuổi (Thanh Hóa) kể, anh bị phồng đĩa đệm L4, L5 - L5S1 từ năm 2017. Lúc đó, anh mới chỉ bị đau âm ỉ ở lưng, chưa bị tê xuống dưới chân. Cuối năm 2018, anh thấy đau tê xuống dưới chân trái. Anh đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thăm khám. Kết quả cho thấy, anh bị thoát vị đĩa đệm L5S1, chỉ định mổ. Nhưng là thời điểm gần Tết, lại đi khám một mình nên anh xin bác sĩ về nhà chuẩn bị.

“Tôi từ viện về hôm thứ 2, đến chiều thứ 6, đang nằm nghiêng trên giường thì bất thình lình hắt hơi một cái. Tôi bật như lò xo, đau tựa có ai chọc que vào chỗ đau. Mồ hôi đổ ra, nhưng cảm giác lại lạnh toát, tựa như đứt đôi người. Tôi không thể cử động được nửa phần dưới thân, liệt luôn” -  anh K. hồi tưởng lại giây phút đau đớn.

Cố chịu đựng hết đêm thứ 6, sáng ngày thứ 7, anh gọi xe cấp cứu đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đến chiều thứ 2 thì anh được phẫu thuật. Sau khi mổ gần một tuần anh đã đi lại được. Chỗ đau bị chèn ép gần như hết 100%, chỉ vết mổ còn đau âm ỉ.

Sau mổ, bệnh nhân K. vẫn phải đeo đai cột sống nhưng đã có thể đứng thẳng, đi lại được.

Sau mổ, bệnh nhân K. vẫn phải đeo đai cột sống nhưng đã có thể đứng thẳng, đi lại được.

Phồng đĩa đệm thực chất là một tình trạng của thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường, gây lồi ở dưới da, nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ chưa thoát ra ngoài. Phồng đĩa đệm thường không gây chèn ép thần kinh nên đa phần người bệnh thường không có cảm giác đau hay hạn chế vận động. Tuy nhiên, nếu tình trạng phồng đĩa đệm không được phát hiện và điều trị kịp thời, lại thêm người bệnh có lối sống ít vận động thể chất, mang vác sai tư thế cùng với quá trình lão hóa thì có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Khi bị thoát vị, tuyệt đối tuân thủ bác sĩ

TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y cho biết, bệnh nhân K. mới bị thoát vị hơn một tháng, có chỉ định mổ. Nếu như bệnh nhân mổ ngay theo đề nghị của bác sĩ thì có thể mổ bằng phương pháp ít xâm lấn là bắt vít qua da và thay đĩa đệm bằng ống nong. Đường mổ sẽ rất nhỏ, độ 3 – 4cm. Bệnh nhân sau mổ 3 ngày có thể đi lại, sinh hoạt được bình thường.

Và điều quan trọng nhất là kỹ thuật mới sẽ không làm xơ cứng khối cơ, không cắt cơ mà chỉ tách cơ nên thời gian hồi phục nhanh, an toàn. Đây cũng là phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất hiện tại. 

Vì bệnh nhân K.  không mổ ngay mà về nhà, khối đĩa đệm vỡ ra, gọi là thoát vị đĩa đệm xé rách dây chằng dọc sau. Khi đã ở tình trạng này không thể mổ ít xâm lấn mà bắt buộc phải mổ mở. Việc mổ mở khiến thời gian nằm viện của bệnh nhân lâu hơn. Đặc biệt, việc cắt cơ sẽ để lại di chứng nặng nề hơn rất nhiều.

Giải thích về việc vì sao bệnh nhân chỉ hắt hơi một cái, liệt luôn người, TS.BS Nguyễn Vũ cho biết, hắt hơi, ho, quét, lau nhà lau cửa, thậm chí là quát vợ, con... cũng có thể là những vận động cột sống quá sức, sai tư thế gây tăng áp lực ổ bụng, dẫn tới rách khối bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.

Khi khối thoát vị vỡ ra sẽ di chuyển trong cột sống thành thể thoát vị giả u, tức là giống như một cái u tủy chui vào tủy, cột sống, chèn ép rễ thần kinh. Nó làm cho bệnh nhân đau khủng khiếp, không thể đi lại được. Thậm chí nằm cũng rất là đau, lúc này cần triển khai mổ sớm.

Từ trường hợp của bệnh nhân K., TS.BS Nguyễn Vũ khuyến cáo, cần phải đi khám sức khỏe định kỳ, khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường. Khi đã có thoát vị đĩa đệm, phải đi khám và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh điều trị nội khoa được thì điều trị nội khoa, còn nếu không thể điều trị nội khoa, bác sĩ chỉ định mổ thì cần bố trí để mổ sớm.

TS.BS Nguyễn Vũ cho biết, hắt hơi, ho, quét, lau nhà lau cửa, thậm chí là quát vợ, con... cũng có thể là những vận động cột sống quá sức, sai tư thế gây tăng áp lực ổ bụng, dẫn tới rách khối bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.

TS.BS Nguyễn Vũ cho biết, hắt hơi, ho, quét, lau nhà lau cửa, thậm chí là quát vợ, con... cũng có thể là những vận động cột sống quá sức, sai tư thế gây tăng áp lực ổ bụng, dẫn tới rách khối bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.

TS.BS Nguyễn Vũ: “Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà có những cách điều trị phù hợp. Ví dụ thoát vị mà rách dây chằng dọc sau rồi thì không còn chỉ định kéo giãn cột sống nữa. Nếu tiếp tục kéo giãn thì dây chằng ấy sẽ giãn rộng ra, khối thoát vị chui vào ống sống càng nhanh, khiến bệnh càng nặng hơn. Một phương pháp tốt nhưng nó lại là không tốt khi không đúng giai đoạn của bệnh”

Theo Đời sống
back to top