Hạnh phúc là ở sự cảm nhận cuộc sống

(khoahocdoisong.vn) - Hạnh phúc là ở sự cảm nhận cuộc sống, chia sẻ của TS Lê Thanh Dũng. Ông là người rất hay suy ngẫm và  đưa ra những câu triết lý vui vui mà vô cùng sâu sắc. Ông chính là người dịch "Tâm sự tuổi già" đang được nhiều người chuyền tay nhau đọc.

Câu chuyện về cành hoa hồng

Từ đâu mà ông có bản Tâm sự tuổi già hay như thế?

Tôi được một người bạn ở Trung Quốc gửi cho bản tiếng Trung. Mình đọc thấy hay nên dịch ra rồi gửi cho mấy người bạn thân. Sau đó cứ người nọ gửi cho người kia, rồi nghe nói có báo đăng lại. Tôi cũng không ngờ bản dịch của mình được hưởng ứng như thế, tận trong TP HCM cũng có nhiều người đọc, rồi gọi điện hỏi…

Sao bản dịch lại có tên là Tâm sự tuổi già và có nơi lại là Hiểu đời?

Bản gốc của nó có tên là Tà dương tự ngữ (lời nói lảm nhảm lúc xế chiều). Đây là cách nói nhún mình của người Tầu, giống như: Bỉ nhân, tệ xá, tiện nữ,...vua còn tự xưng quả nhân (người cô độc)... Phía dưới tít lại có một hàng chữ nhỏ nan đắc minh bạch (khó mà rõ ràng) có nghĩa là những lời nói lúc xế chiều có thể là những lời lảm nhảm khó nghe cho rõ nhưng cũng có nghĩa là cao siêu khó mà hiểu cho hết. Nếu dịch ra như thế thì phải giải nghĩa nên lúc đầu tôi dịch là “Hiểu đời”, rồi “Triết lý tuổi già”, sau để là “Tâm sự tuổi già” cho giản dị và thấy cũng thỏa đáng. 

Nhưng nghe  như chỉ dành cho người già thôi?

Không, nhiều người trẻ tuổi cũng thích lắm. Ai cũng bảo Tâm sự tuổi già nói những điều người ta vẫn nghĩ nhưng nó cô đọng lại thành câu chữ ngắn gọn sáng sủa. Nếu nói những điều xa lạ thì thuyết phục được ai.

Trong bài đó, ông tâm  đắc nhất điều gì?

Điều nào tôi cũng tâm đắc. Nhưng thích nhất câu “...hạnh phúc là ở sự cảm nhận cuộc sống”. Càng ngẫm càng thấy đúng. Bạn có biết câu chuyện về cành hoa hồng không? Có người tiếc vì bông hồng đẹp thế mà lại nở trên một cành gai. Còn người khác lại thấy thật tuyệt là một cành gai lại nở ra bông hoa đẹp đến thế.

Đấy, cùng một sự việc nhưng tuỳ vào cách anh giải thích thế nào mà anh sẽ có cảm nhận khác nhau. Và anh có hạnh phúc hay không là tuỳ vào cách cảm nhận cuộc sống của anh.

TS Lê Thanh Dũng sinh năm 1937. Năm 1951 ông sang Trung Quốc học tại trường Thiếu nhi Việt Nam đến năm 1963 tốt nghiệp Học viện Bưu điện Nam Kinh. Năm 1974 bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Hunggary. Ông công tác tại Viện Khoa học và kỹ thuật bưu điện và văn phòng Tổng công ty bưu chính viễn thông. Sau khi về hưu, ông bắt đầu dịch và viết sách.

Biết đủ thì giàu

Sự cảm nhận quan trọng đến thế ư?

Cái hồi chúng ta còn phải ăn bo bo, một anh bạn của tôi đã rất đau khổ khi vợ anh ta thay vì đi nghiên cứu sinh ở Tây Âu đã phải chuyển sang Úc. Trong khi mình còn chả hiểu Tây Âu khác Úc thế nào thì anh ta lại đau khổ vì thế.

Tại sao chúng ta lại cứ thích vơ lấy tai họa, vơ lấy đau khổ như vậy? Sao không học câu Tri túc thường lạc (biết đủ là lúc nào cũng vui) hay Tri túc giả phú (người biết đủ thì giàu). Người ta đã định nghĩa sự giàu có như sau: giàu nghèo không phải ở tổng số tài sản anh có mà là số tài sản anh cần. Người cần ít thì chẳng thấy mình nghèo.

Lần đầu tôi nghe câu này đấy, nhưng rất hay? Có nghĩa là nếu ông có xe máy mà  lại muốn ô tô thì ông vẫn chưa giàu. Còn tôi có xe đạp nhưng thấy đủ và không cần tới xe máy thì tôi vẫn không thấy nghèo ?

(Cười ) Đúng vậy. Tôi có anh bạn già hay đi xe máy tới đây chơi. Có lần anh ấy bảo hạnh phúc là có  xe máy và đi được xe máy, tức là còn có tiền để mua được xăng và có sức khỏe để đi được xe. Chỉ đơn giản thế thôi.

Nhưng nghe  có vẻ giống AQ quá?

À, nếu quá đi một chút là thành AQ ngay. Mọi cái đều phải có ngưỡng của nó. Ngay như những đức tính tốt đẹp nếu quá ngưỡng thì đôi khi trở nên lố bịch. Khiêm nhường quá thì sẽ mất tự tin; nhiệt tình quá ngưỡng đôi khi thành diễn trò. Cái « hạnh phúc đi xe máy » đó có thể hợp với ông già trên 70 tuổi, chứ thanh niên mà nghĩ vậy là hèn là đụt.

Theo ông, sự cảm nhận đó có học được không hay là tự mình phải trải nghiệm?

Học được chứ. Ví dụ  tôi có thể phân tích cho bạn thấy cái ngon của trà để bạn học cách cảm nhận nó. Không biết cảm nhận thì rất thiệt. Tôi thấy khi ăn cơm không nên bật tivi vì nó sẽ làm phân tán tư tưởng khiến ta không cảm nhận được cái ngon và cả cái công sức của người nấu nướng. Hơn nữa cơ thể tiếp thu sẽ kém đi.

Thực tế ý nghĩa không chỉ ở đó mà đó là cái lẽ của Thiền, khi làm gì hãy nghĩ về cái đó để hiểu nó và cảm nhận nó. Mỗi ngày tôi thường dừng lại mươi lăm phút im lặng để suy nghĩ và cảm nhận.

Điều gì khiến ông nhận thấy sự cảm nhận quan trọng đến thế?

Có một buổi trưa lâu rồi, khi tôi 20 tuổi, còn học đại học bên Trung Quốc, tôi đang ngủ thì có người mở cửa vào phòng. Tiếng mở cửa rất to khiến tôi bị tỉnh giấc. Lúc đầu bực mình lắm vì không ngủ tiếp được.

Rồi mình nằm ngẫm nghĩ, mình ngủ là việc của mình. Anh ta mở cửa là việc của anh ta. Nếu anh ta mở khẽ thì may. Còn nếu không thì cũng không thể bắt anh ta làm theo ý mình được. Từ đấy mình như tìm ra lối thoát: sống trên đời không thể vạn sự như ý. Nếu cứ chăm chăm đòi cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực.

Với những thất  bại trong cuộc sống, theo ông phải đối mặt thế nào?

Về chuyện thất bại, theo tôi đừng giáo điều: thất bại là mẹ thành công. Tôi cũng chẳng tán thành “thua keo này bày keo khác”. Nói chung là vậy nhưng có khi bỏ, chẳng làm “keo” nào nữa là khôn ngoan vì thấy mình không có khả năng hoặc không có điều kiện, đâu phải thế là nhụt chí, mình phải biết mình, đừng nghe xui dại. Có điều chắc chắn cần, là phải biết cách thất bại, biết chịu thua để tìm cách đi lên có thể bằng cách khác, với một hướng đi khác. Thất bại không có gì phải lo quá, “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” mà.

Trong tác phẩm Hảo nữ Trung Hoa của Hân Nhiên có chi tiết rất hay, tác giả đã phỏng vấn rất nhiều phụ nữ, có người giàu có, sang trọng, có người là vợ cán bộ cao cấp… nhưng chỉ có  những người phụ nữ dân tộc thiểu số,  rất nghèo khổ lại nói họ  cảm thấy hạnh phúc. Tại sao vậy?

Điều này làm tôi nhớ lại, đã lâu rồi, hồi sau chiến tranh khi điều tra tâm lý cộng đồng người ta có phỏng vấn và đưa ra kết quả là những người Việt Nam hài lòng với cuộc sống hơn người Mỹ (!) Tựa như có người nói, mình bây giờ sướng hơn các ông vua vì ngày xưa làm gì có tivi mà xem. Tôi nghĩ đấy mới chính là tính AQ. Không nên đánh giá nhu cầu của con người đối với cái mà người ta còn chưa biết là cái gì…

Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị này!

Theo Đời sống
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Quy trình sản xuất ấn phẩm báo in Khoa học và Đời sống trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện từng bước được hoàn thiện ở mọi mặt, từ làm báo trên nền tảng số, đến bạn đọc có thể xem trang báo yêu thích trên điện thoại thông minh.
back to top