Hàng ngàn sinh viên ngành y TPHCM hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYK PNT) cũng như Khoa Y (Đại học Quốc gia TPHCM) đã huy động hàng ngàn sinh viên năm cuối tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo công suất 50.000 mẫu/ngày cũng như tham gia các chốt giám sát y tế, nhập dữ liệu.

TPHCM yêu cầu Sở Y tế TPHCM chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) phối hợp Đoàn Trường - Hội Sinh viên của các trường tổ chức hoạt động tập huấn về kiến thức và kỹ năng cho các sinh viên tình nguyện, sẵn sàng tham gia hỗ trợ cùng ngành y tế TPHCM trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

Sinh viên Khoa Y, ĐHYK PNT tình nguyện xuất quân đến quận Gò Vấp và quận 12 hỗ trợ TPHCM trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.

Sinh viên Khoa Y, ĐHYK PNT tình nguyện xuất quân đến quận Gò Vấp và quận 12 hỗ trợ TPHCM trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.

Trước đó, khoảng 120 sinh viên ĐHYK PNT tình nguyện xuất quân đến quận Gò Vấp và quận 12 hỗ trợ địa phương lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư. Sau đó, 50 sinh viên nữa của Trường cũng được tăng cường tham gia hỗ trợ phòng chống Covid-19 tại quận Gò Vấp và quận 8, lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Điều hành ĐHYK PNT cho biết, hiện nay ĐHYK PNT có 3 nhóm: Nhóm hỗ trợ trực tiếp đang tác nghiệp tại hiện trường, nhóm hỗ trợ HCDC, nhóm hỗ trợ tại trường. Điểm cách lý của quận 8 có 100 giường, các sinh viên tình nguyện thường trực tại đây 24/24, không được về nhà. Nhóm tác nghiệp cộng đồng được về nhà, các sinh viên hoạt động theo Đội, bình quân mỗi đội quét 500 - 600 mẫu theo thời gian trực nhật.

Còn sinh viên Khoa Y (Đại học Quốc gia TPHCM) đã ra quân, cùng Trung tâm Y tế Thủ Đức, hỗ trợ các công việc lấy mẫu, nhập liệu diện rộng tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức (TPHCM).  

Còn sinh viên Khoa Y (Đai học Quốc Gia TPHCM) đã ra quân, cùng Trung tâm Y tế Thủ Đức, hỗ trợ các công việc lấy mẫu, nhập liệu diện rộng tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức (TPHCM).

Còn sinh viên Khoa Y (Đai học Quốc Gia TPHCM) đã ra quân, cùng Trung tâm Y tế Thủ Đức, hỗ trợ các công việc lấy mẫu, nhập liệu diện rộng tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức (TPHCM).  

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Khoa Y đã kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng dịch từ bên trong và chuẩn bị lực lượng tham gia vào công tác phòng chống dịch của thành phố. Các kịch bản ứng phó lâu dài; các buổi tập huấn đã được diễn ra thường xuyên tại Khoa để kịp thời trang bị những kiến thức quan trọng và cần thiết cho đội ngũ trực tiếp hỗ trợ tại hiện trường.

Danh sách bác sĩ, sinh viên tình nguyện cũng đã được gửi về Bộ Y tế và HCDC, sẵn sàng cho việc chi viện dập dịch cho thành phố trong tình thế tăng cường, khẩn cấp.

Các nhiệm vụ dự kiến mà các nhóm sinh viên Khoa Y  sẽ thực hiện trong những lần ra quân tiếp sau đó gồm: Hỗ trợ giám sát y tế tại các chốt kiểm dịch, khai thác thông tin dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh.

Ngoài ra, lực lượng này cũng tham gia giám sát và kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch trong doanh nghiệp và phức tạp hơn là lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi chuỗi ca bệnh, hỗ trợ hiện trường, hỗ trợ công tác nhận mẫu, chuyển mẫu, theo dõi kết quả, báo cáo ngày.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top