Hà Nội xem xét phương án cung cấp hàng hóa khi dịch bệnh phức tạp hơn

Đối với ngành giao thông vận tải thành phố, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án "luồng xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.

Chiều ngày 19/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn thành phố về phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thông tin: "Đến thời điểm này, dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa thuận lợi. Các tỉnh phía bắc có dịch nhưng chưa lây lan mạnh nên sản xuất của các địa phương mà Hà Nội lấy hàng vẫn ổn định như: Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc...

Hà Nội xem xét phương án cung cấp hàng hóa khi dịch bệnh phức tạp hơn - Ảnh 1.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Gia Huy

Ngoài ra, một số nhà máy sản xuất, chế biến còn chưa hết công suất (mới đạt 60%), nếu có nhu cầu có thể nâng lên 100%. Lưu thông hàng hóa vẫn thuận lợi.

Bà Trần Thị Phương Lan nói thêm: "Chiều ngày 18/7, có hiện tượng thiếu hàng cục bộ do người dân đi mua sắm dự trữ. Sáng nay (19/7), Sở đã đi kiểm tra và thấy hàng hóa bình thường, sức mua có tăng hơn nhưng vẫn bảo đảm hàng hóa dồi dào, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng".

Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp đề xuất thành phố kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ (nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng) được tiêm vaccine.

Đồng thời, qua thực tiễn từ tình hình dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay, rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu. Vì vậy, đề nghị ngành nông nghiệp Thủ đô tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân trước khi trông chờ từ các tỉnh, thành khác chuyển về.

Hà Nội xem xét phương án cung cấp hàng hóa khi dịch bệnh phức tạp hơn - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Gia Huy

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhận định, sau cuộc họp, các ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các nội dung thảo luận, chia sẻ tại cuộc họp để triển khai cụ thể phương án của từng đơn vị. "Người đứng đầu các đơn vị phải nhập vai vào tình huống khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn để chỉ đạo ngay từ đơn vị mình".

Với ngành nông nghiệp, cần tính theo lộ trình dịch bệnh có thể tiếp diễn 14 ngày, 1 tháng hay nhiều hơn, từ đó tính toán ở bối cảnh cách ly thì ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và xây dựng, rà soát lại ngành sản xuất, rà soát mùa vụ đang trồng loại rau sạch, củ quả nào; rà soát về gia súc, gia cầm, thủy sản... để có phương án tổ chức sản xuất cho phù hợp.

Ông Quyền yêu cầu: "Tất cả phải theo tinh thần chủ động, tự cung, tự cấp một cách cao nhất, đáp ứng được nhiều nhất".

Đối với ngành giao thông vận tải thành phố, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án "luồng xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.

Thêm vào đó, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu Sở Công Thương rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân.

Đa dạng vùng cung cấp, không chỉ ở một vùng để có phương án thay thế khi cần thiết. Đồng thời đề nghị các lực lượng Công an, Quân đội, Đoàn Thanh niên theo nhiệm vụ Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đã giao, cùng vào cuộc, tham gia bảo đảm cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Sở Công Thương đã tính toán 17 mặt hàng thiết yếu và nhu cầu sử dụng 1 tháng với giá trị 21 nghìn tỷ đồng, từ đó, đề xuất doanh nghiệp tăng lượng dự trữ lên gấp 3 và dự trữ từ đầu năm với khoảng 194 nghìn tỷ đồng.

Đối với thương mại điện tử, trong điều kiện dịch bệnh nhưng phát triển tốt, nhiều doanh nghiệp có 1-3 trang thương mại điện tử để phục vụ người dân. Trong thời gian qua, thương mại điện tử tăng trưởng khoảng 30%.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top