Hà Nội: Theo cấp dịch mới gần như toàn thành phố đã ở mức xanh

Mặc dù ca nhiễm vẫn đứng đầu cả nước cả tháng nay nhưng lần đầu tiên đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn mới, Hà Nội chỉ còn 13 xã phường "vùng cam”.

Tối 28/1, UBND TP.Hà Nội có thông báo số 87 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội cập nhật đến 9h cùng ngày.

Đây là lần đầu tiên Hà Nội đánh giá cấp độ dịch quy mô xã, phường theo Quyết định 218 của Bộ Y tế ban hành ngày 27/1 (4800 sửa đổi) hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Theo đó, hiện Hà Nội có 517 xã phường đạt cấp độ 1 (tương ứng với màu xanh, nguy cơ thấp), 49 xã phường đạt cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), 13 xã phường đạt cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao) và không có địa bàn nào cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

hn-vung-xanh1.jpg
Hà Nội: Theo cấp dịch mới gần như toàn thành phố đã ở mức xanh

Cụ thể 13 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3, phân bố theo 10 quận huyện, gồm quận Ba Đình 1 phường (Thành Công), Chương Mỹ 2 xã Đông Phương Yên và xã Hữu Văn, Đan Phượng 1 xã (Hạ Mỗ), Đống Đa 2 phường Phương Liên và Quốc Tử Giám),

Gia Lâm 1 xã (Phú Thị), Hoàn Kiếm 2 phường (Đồng Xuân và Phúc Tân), Nam Từ Liêm 1 phường (Phú Đô), Thanh Trì 1 xã (Tân Triều), Thanh Xuân 1 phường (Kim Giang), Thường Tín 1 xã (Liên Phương).

13 xã, phường này được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3 dựa vào 2 tiêu chí là mức độ lây nhiễm ở mức 4 và khả năng đáp ứng ở mức cao.

Tuy nhiên, theo thông báo này, UBND TP.Hà Nội không đánh giá cấp độ dịch trên quy mô cấp thành phố và cấp các quận, huyện, thị xã.

So với cách đánh giá cũ, xếp loại mức độ dịch theo cách mới cho thấy gần như toàn Hà Nội đã ở mức xanh.

Trước đó, ngày 27/1, Bộ Y tế ban hành Quyết định 218, hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 ngày 11.10.2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Quyết định này thay thế Quyết định 4800 trước đó.

Quyết định 218 vẫn dựa trên 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch cơ bản, tuy nhiên có sự điều chỉnh và chi tiết hơn, gồm:

- Tỉ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

- Độ bao phủ vaccine.

- Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top