Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua số ca mắc sốt xuất huyết và sốt phát ban dạng sởi đã giảm, tuy nhiên Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không chủ quan.

Cụ thể, trong tuần qua (từ ngày 13-19/11), Hà Nội ghi nhận 448 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 15/30 quận, huyện có số mắc giảm; 15 quận, huyện còn lại có số mắc tương đương so với tuần trước.

Hiện chỉ còn 404 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện và 113 ổ dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận nhận 198 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, 1 trường hợp tử vong (trong đó có 66 trường hợp dương tính với sởi, 1 tử vong).

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết liên tục giảm trong những tuần gần đây, ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát và không xảy ra đỉnh dịch thứ hai trong tháng 11 như cảnh báo.

Đánh giá về nguy cơ bệnh sởi bùng phát, ông Hạnh cũng cho rằng, tốc độ lây lan của sởi nhanh và mạnh hơn so với sốt xuất huyết. Chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi là bệnh sẽ phát tán ra xung quanh.

Thời tiết mưa lạnh như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sởi lây lan và bùng phát. Chỉ tiêm chủng đầy đủ mới giải quyết dứt điểm được bệnh sởi, nhưng hiện thành phố còn tới hơn 30 nghìn trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch.

Ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, và bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành ủy và UBND TP.

Cao Sơn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top