Hà Nội sắp thu thêm loạt phí mới, thúc nghiên cứu nhanh để sớm ban hành

Trước mắt Thành phố Hà Nội chỉ đạo ưu tiên nghiên cứu, rà soát cơ chế đặc thù cho các khoản phí đã có hoặc cần bổ sung mới liên quan đến những vấn đề mang tính cấp bách, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Việc dự kiến thu phí vào nội đô Hà Nội được dư luận rất quan tâm.

UBND Thành phố Hà Nội giao các sở, ban, ngành thuộc Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù với Thành phố Hà Nội.

Theo đó, việc nghiên cứu, xây dựng đề án ban hành một số khoản thu phí theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 115/2020/QH14 giao các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện rà soát theo chỉ đạo của UBND TP tại Văn bản số 250/UBND-KT ngày 21/01/2021 về triển khai Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 05/11/2020 của UBND TP và các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế Hà Nội.

Trong đó, trước mắt ưu tiên nghiên cứu, rà soát các khoản phí đã có hoặc cần bổ sung mới liên quan đến những vấn đề mang tính cấp bách, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế, xã hội của người dân do những vấn đề đó gây ra, ví dụ như: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự và an toàn xã hội.

UBND TP Hà Nội giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải nghiên cứu Văn bản số 140/VNC-KT ngày 02/4/2021 của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố để rà soát, nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến chính sách phí, khả năng triển khai, dự kiến kết quả đạt được; từ đó, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung mức phí, tỷ lệ thu phí có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng và ùn tắc giao thông.

Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm chủ động thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Thông báo số 02-TB/BCĐ ngày 19/10/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội để tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh quy định đối với khoản thu này theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14.

Cục Thuế Hà Nội tiếp tục đôn đốc các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các khoản phí thuộc lĩnh vực quản lý, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thành phố và đảm bảo nguyên tắc tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND thành phố theo quy định.

Về cơ chế sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu trong cơ sở đã có của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội do Thành phố Hà Nội quản lý.

Đối với các cơ chế, tài chính ngân sách đặc thù khác giao các Sở, ban, ngành thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã bám sát các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 05/11/2020 của UBND Thành phố, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng, nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top