Hà Nội quyết tâm dẹp nạn thuốc trị Covid-19 lậu

Thuốc Molnupiravir mới chỉ được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các F0 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai. Thuốc chỉ cấp phát cho bệnh nhân, không bán trên thị trường.

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 122/SYT-QLHNYDTN, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Y tế tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19.

Cụ thể, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ sở bán lẻ thuốc, tập trung kiểm tra việc bán thuốc kháng virus Molnupiravir, Favipiravir… Xử lý nghiêm các cơ sở bán thuốc chưa có giấy phép lưu hành, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong trường hợp có dấu hiệu hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định. Cùng với việc thanh, kiểm tra là đôn đốc các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dược; giữ ổn định giá, đảm bảo số lượng thuốc, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19; bán thuốc kê đơn theo đúng quy định.
Yêu cầu các cơ sở cập nhật đủ số lượng, chủng loại thuốc vào phần mềm cơ sở dữ liệu dược quốc gia; không kinh doanh thuốc, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang… không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc giả, thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc không đảm bảo chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng.
Hiện tại, thuốc Molnupiravir mới đang được sử dụng trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai, thuốc chỉ cấp phát cho bệnh nhân, không bán trên thị trường. Do đó, thuốc Molnupiravir bán ở nhà thuốc hoặc ngoài thị trường là vi phạm.
Trước đó, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế có văn bản yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra thông tin về việc bán thuốc Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc chưa có giấy phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và báo cáo về Bộ Y ngay khi có kết quả.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top