Hà Nội hướng dẫn tiêm văcxin COVID-19 mũi 3

Ngày 21/12, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại văcxin phòng COVID-19.

Tại công văn này, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm văcxin COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền.

me-bau-k-tiem.jpg
Hà Nội hướng dẫn tiêm văcxin COVID-19 mũi 3

Về việc tiêm liều nhắc lại văcxin COVID-19, theo Sở Y tế Hà Nội, sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi 1 và mũi 2 với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.
Bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế...

Sở Y tế Hà Nội quy định loại văcxin tiêm mũi nhắc lại như sau:
Nếu các mũi tiêm 1 hoặc mũi 2 cùng loại văcxin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc văcxin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại văcxin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng văcxin mRNA.

Nếu tiêm liều 1 hoặc mũi 2 là văcxin của Hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc văcxin mRNA hoặc văcxin véc tơ (văcxin AstraZeneca).

Đối với những người đã mắc COVID-19, TP Hà Nội sẽ tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo đúng quy định.

Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top