Hà Nội "đang nghiên cứu tổ chức thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt", nhưng trong 10 năm nữa

Hà Nội cho biết tuyến BRT số 1 có hiệu quả, lượng hành khách năm sau cao hơn năm trước. Và "đang nghiên cứu tổ chức thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt đến năm 2030".

Hà Nội vừa có văn bản trả lời cử tri về đề nghị xem xét, đánh giá hiệu quả của các dự án tuyến buýt nhanh (BRT), đồng thời nên tiếp tục duy trì hay dừng lại hoạt động của tuyến BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa.

Theo đó, Hà Nội cho biết tuyến BRT số 1 là tuyến buýt nhanh đầu tiên trên cả nước, được đưa vào vận hành chính thức từ 1/1/2017.

Sau 4 năm vận hành, sản lượng hành khách vận chuyển có xu hướng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay số lượng hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng 1 tuyến trên tuyến BRT bình quân trong tháng là 2,2 nghìn người.

Theo Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 9/9/2019 về việc "Thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng năm 2020" và Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 16/10/2020 về việc "Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021 - 2030", Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục duy trì tuyến buýt nhanh BRT số 1.

Đồng thời, Hà Nội cũng đang nghiên cứu tổ chức thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt đến năm 2030.

Trong đó, giai đoạn đến năm 2025 nghiên cứu tổ chức 9 làn ưu tiên:  Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông); Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cổ Việt; Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự; Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm; Hoàng Quốc Việt; Trần Duy Hưng; Xã Đàn; Võ Chí Công; Võ Văn Kiệt.

Giai đoạn 2026 - 2030 nghiên cứu tổ chức 5 làn ưu tiên: Nhổn - Hồ Tùng Mậu, Ngọc Hồi - Bến xe Thường Tín, Trần Duy Hưng - Hòa Lạc, Mỹ Đình - Nội Bài, Thường Tín - Phú Xuyên (dọc theo QL1 cũ).

Trước đó, theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ, mạng lưới xe buýt nhanh tại Hà Nội sẽ gồm 8 tuyến: Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa (khoảng 14km); Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo QL1 cũ, khoảng 27km); Sơn Đồng - Ba Vì (khoảng 20km); Tuyến Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên (khoảng 15km); Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3, khoảng 30km); Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - QL5 - Lạc Đạo (Vành đai 4, khoảng 53km); Ba La - Ứng Hòa (khoảng 29km); Ứng Hòa - Phú Xuyên (khoảng 17km).

Sau khi tuyến BRT số 1 được vận hành vào năm 2017, Hà Nội đã lên kế hoạch để thực hiện các tuyến BRT tiếp theo.

Tuy nhiên, sau những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại tuyến BRT số 1, đến nay Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu khởi động lại các dự án BRT tiếp theo.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top