Hà Nội có thể giãn cách thêm 7 ngày sau 6/9

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh hiện nay, đại diện CDC Hà Nội cho biết thành phố khó nới lỏng khi số F0 tiếp tục tăng nhanh.

Trao đổi với Zing sáng 1/9, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết việc nới lỏng hay gia hạn giãn cách xã hội được Sở chỉ huy chống dịch TP cân nhắc, thảo luận kỹ trước khi báo cáo để Thành ủy, UBND Hà Nội xem xét, cho ý kiến.

Tuy nhiên, dựa vào số liệu và diễn biến dịch bệnh những ngày gần đây, ông Tuấn cho rằng khả năng TP phải giãn cách xã hội tiếp là rất cao. Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng lo ngại khi ngày nghỉ lễ 2/9 sắp tới, người dân có xu hướng muốn gặp mặt gia đình, tụ tập nhóm nhỏ để ăn uống, nên khả năng lây nhiễm cao hơn bình thường.

"Kéo dài giãn cách liên tục ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế - an sinh - xã hội, đến tâm lý, cuộc sống của người dân. Chũng tôi đang đánh giá thận trọng, bàn bạc kỹ để báo cáo lên Thành ủy, UBND TP về vấn đề này", ông Tuấn nói.

Dich Covid-19 Ha Noi,  gian cach xa hoi Ha Noi anh 1
Ổ dịch tại Thanh Xuân Trung đã có 372 ca mắc Covid-19 sau một tuần. Ảnh: Đức Anh.

Đề cập đến việc kéo dài giãn cách, lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết tối thiểu phải giãn cách đủ một chu kỳ (15 ngày) thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, TP sẽ có thể áp dụng giãn cách nửa chu kỳ nếu điều kiện cho phép.

Ông Tuấn đề nghị người dân TP không tụ tập, ăn uống trong những ngày nghỉ lễ 2/9 để hạn chế đến mức thấp nhất sự di chuyển F0 trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc gần đây người dân ra đường đông hơn, lãnh đạo CDC Hà Nội lo ngại có thể khiến dịch bệnh chậm được kiểm soát, phải tiếp tục giãn cách kéo dài.

Ngoại trừ ổ dịch ở Thanh Xuân Trung có F0 tăng nhanh, ông Tuấn cho biết các khu vực khác của TP diễn biến dịch vẫn được kiểm soát. Các ca F0 mới được phát hiện và truy vết kịp thời, chưa ghi nhận chùm ca bệnh phức tạp.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, mục tiêu thời gian tới của TP là tiếp tục rà soát, xét nghiệm trường hợp ho, sốt; đối tượng nguy cơ cao và khu vực có yếu tố dịch tễ phức tạp. Tuy nhiên, điều lo ngại là giờ đây ngay cả khu vực nguy cơ thấp lại xuất hiện ổ dịch phức tạp.

"Việc xét nghiệm diện rộng thực hiện quyết liệt, nhưng rõ ràng F0 chưa được phát hiện hết. Nguy cơ đối với khu vực khác trên địa bàn vẫn rất cao. Quan trọng là người dân cần khai báo, phối hợp cơ quan chức năng, tránh để dịch lây lan âm thầm rồi mới phát hiện thì đã muộn", ông Tuấn nói.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng có hiện tượng trường hợp F0, F1, F2 khai báo dịch tễ không đầy đủ, do lo ngại bị phạt vì vi phạm quy định giãn cách; cộng với việc dịch bệnh xâm nhập vào hẻm, ngõ nhỏ, đông dân khiến việc truy vết gặp nhiều thách thức.

Tính đến 7h ngày 1/9, CDC Hà Nội ghi nhận 3.298 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn, trong đó hơn một nửa ca phát hiện trong cộng đồng. Diễn biến dịch tại Hà Nội chưa hạ nhiệt sau 5 tuần giãn cách với số ca mắc trung bình 60-70 ca/ngày. Đến ngày 6/9, Hà Nội sẽ hoàn thành đợt giãn cách xã hội thứ 3 với tổng cộng 45 ngày (từ 24/7).

Theo zingnews.vn
Sơ cấp cứu đúng cách cứu sống trẻ bị chó tấn công

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chó cắn

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vắc xin dại kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top