Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu hơn

(khoahocdoisong.vn) - Diễn biến dịch bệnh Hà Nội ngày càng phức tạp khi các ca nhiễm ngoài cộng đồng tăng cao khó kiểm soát. Rút kinh nghiệm của TPHCM, ngay từ lúc này các chuyên gia đã đề xuất giải pháp Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu hơn.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh 

Không chỉ các ổ dịch diễn biến phức tạp, số ca ghi nhận ngoài cộng đồng tăng vọt, chỉ trong ngày 2/8, Hà Nội có 98 ca mắc thì có tới 70 ca ngoài cộng đồng, đặc biệt là các ca lây nhiễm vào khu vực có nguy cơ cao như bệnh viện, chợ đầu mối, chợ dân sinh và các chuỗi cung ứng hàng hóa...

Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, Hà Nội có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng mà chưa phát hiện ngay được do triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, kể ca trong khu phong tỏa. Vì vậy, người dân chỉ cần có biểu hiện nhỏ thay đổi về sức khỏe, cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế để giám sát, lấy mẫu.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hà Nội đã thành lập 3 tổ công tác hoạt động từ ngày 3/8, với đường dây nóng, ứng trực 24/24h để kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc.

Điểm phong tỏa tại Hà Nội.

Điểm phong tỏa tại Hà Nội.

Trao đổi về nguy cơ dịch tại Hà Nội, AHLĐ.GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho rằng, Hà Nội đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãn cách quyết liệt để khống chế dịch. Tuy nhiên khả năng xấu hơn chưa thể loại trừ vì dịch đã lan vào cộng đồng. Rút kinh nghiệm của TPHCM ngay từ lúc này Hà Nội cần phải gấp rút chuẩn bị cho "kịch bản" xấu hơn. 

1. Cần có 1 tổng chỉ huy chung cho Hà Nội để có thể chỉ huy, phối hợp, điều phối tất cả lực lượng của Hà Nội, của Trung ương, của các tỉnh bạn chi viện khi có tình huống xấu hơn xảy ra.

2. Khi tình huống xấu xảy ra, cần phân công, bố trí lại nhiệm vụ cho các bệnh viện trên địa bàn. Nên phân công Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản tiếp nhận tất cả các ca cấp cứu. Tất cả các bệnh viện còn lại kể cả công và tư sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 bất cứ lúc nào. Cần có hệ thống liên kết, điều phối bệnh nhân giữa các bệnh viện trên toàn Thành phố, không để bệnh nhân Covid-19 không có nơi tiếp nhận. Cần tổ chức hệ thống tư vấn, hướng dẫn cho các bệnh nhân không do Covid-19, không nặng qua zalo., điện thoại, email...

3. Cấp tốc đào tạo cho cán bộ y tế toàn ngành cả công và tư kiến thức tự bảo hộ, kiến thức chăm sóc, cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân Covid-19. Liên kết với các trường để đào tạo cấp tốc cho các sinh viên vừa tốt nghiệp, điều dưỡng vừa tốt nghiệp làm lực lượng dự bị khi cần.

4. Chuẩn bị các phương tiện bảo hộ, các trang thiết bị y tế nhất là việc cung ứng đủ oxy cho các bệnh viện.

5. Triển khai các bệnh viện dã chiến nên được chuẩn bị nhưng là giải pháp cuối cùng và cần được tính toán chu đáo. Các bệnh viện dã chiến đã bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục: phải đầu tư nhiều trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kém xa các bệnh viện đã có, một bệnh viện có nhiều đơn vị khác nhau cùng hoạt động khi không có tổng chỉ huy tốt thì hiệu quả sẽ bị hạn chế.

Thành lập bệnh viện và thiết lập các trung tâm điều trị Covid-19 tại Hà Nội

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để chủ động chuẩn bị cho TP Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong công tác ứng phó về điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Đại học Y Hà Nội (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 – Y Hà Nội), quy mô 500 giường bệnh.

Bệnh viện Điều trị Covid-19 được xây dựng tại Hà Nội

Bệnh viện Điều trị Covid-19 được xây dựng tại Hà Nội

Bệnh viện này sẽ tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch do các cơ sở y tế chuyển đến, bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả, tuân thủ theo các hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế. Dự kiến trung tuần tháng 8/2021, Bệnh viện này sẽ đi vào hoạt động.

Song song đó, Bộ Y tế đang tiến hành thiết lập trung tâm hồi sức tích cực tại cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam. Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư nhanh chóng nâng công suất giường bệnh, đặc biệt là tại khu vực hồi sức.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top