Hà Nội ban hành phương án đáp ứng 8.000 giường điều trị Covid-19

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành phương án đáp ứng 8.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 ca mắc trên địa bàn.

Mục đích của kế hoạch nhằm bố trí các bệnh viện bảo đảm đủ điều kiện để sẵn sàng thu dung, điều trị cho 8.000 bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đồng thời, sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị Covid-19 trên địa bàn.

Phương án thực hiện được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 10.000 ca mắc). 

- Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch tình huống 20.000 ca mắc). 

- Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 40.000 ca mắc).

Việc phân loại người bệnh theo mức độ nặng, nhẹ căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo đó, trong tổng số ca mắc, sẽ có 80% bệnh nhân không triệu chứng; khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch (trong 20% này lại có 5% người cần điều trị hồi sức tích cực).

Do vậy, với tình huống 40.000 người mắc Covid-19, sẽ có 8.000 bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng (6.000 ca mức độ vừa, 2.000 ca mức độ nặng và nguy kịch). 

Trên cơ sở phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ, Hà Nội sẽ phân chia các cơ sở thu dung, điều trị thành 3 nhóm: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân vừa; Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch cần điều trị hồi sức tích cực; Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh không có triệu chứng và nhẹ.

Việc điều phối người mắc Covid-19 đến các cơ sở thu dung, điều trị trong từng thời điểm căn cứ vào diễn biến lâm sàng của người bệnh.

Riêng công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch (tình huống 40.000 ca nhiễm sẽ có khoảng 2.000 người cần điều trị hồi sức), UBND TP. Hà Nội giao Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đáp ứng 1.000 giường bệnh.

Bên cạnh đó, Hà Nội đề xuất các Bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành hỗ trợ điều trị 1.000 bệnh nhân nặng và nguy kịch. 

Sở Y tế Hà Nội có nhiệm vụ chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 theo từng giai đoạn trong phương án; các cơ sở y tế còn lại bố trí thu dung bệnh nhân thường từ đơn vị được phân công điều trị Covid-19. 

Bệnh viện tham gia điều trị Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch cần nhanh chóng sửa chữa cơ sở hạ tầng, dự trù mua thuốc, hoá chất, vật tư trang thiết bị, chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân theo từng giai đoạn. UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị.

Đến sáng 9/8, Hà Nội đã có tổng cộng 1.792 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 (tính riêng đợt dịch thứ tư). Trong đó, số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.075, số người phát hiện dương tính khi đã cách ly là 717.

Theo các cơ quan chuyên môn, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp khi số ca bệnh chưa có xu hướng giảm, nhiều ca chưa xác định được nguồn lây.

Theo vietnamnet.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top