Giúp trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội

Từ lời kêu gọi phải bảo đảm trẻ em gái toàn cầu được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 11/10 hàng năm là

Để trẻ em gái vị thành niên được hưởng các quyền của mìn

Mỗi năm tổ chức Liên Hợp Quốc sẽ chọn 1 chủ đề riêng. Năm 2012, chủ đề của ngày 11/10 là “Chấm dứt nạn tảo hôn”; năm 2013 là “Đổi mới giáo dục”; năm 2014 là “Trao quyền cho các bé gái”; năm 2015 là “Sức mạnh của cô gái vị thành niên”; năm 2016 là “Girl Takeover – Bình đẳng để trẻ em gái được học tập, dẫn dắt, quyết định và phát triển”. Năm nay, chủ đề của chúng ta là “Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội”.

Trẻ em gái vị thành niên cần phải được quan tâm, tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và khỏe mạnh. Các em cũng cần phải có cơ hội để có được tương lai tươi sáng. Các nhà lãnh đạo và cộng đồng phải tập trung và bảo vệ quyền của trẻ em gái vị thành niên thiệt thòi nhất, đặc biệt là trẻ em nghèo, thất học, bị bóc lột hoặc bị áp đặt bởi những hủ tục, trong đó có nạn tảo hôn. Hãy để trẻ em gái vị thành niên được học tập, chăm sóc sức khỏe và không bị bạo hành.

Hãy để trẻ em gái vị thành niên được hưởng các quyền của mình, được hiện thực hóa mong ước của các em và thay đổi thế giới của chúng ta. Hãy đầu tư cho y tế và giáo dục dành cho trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ để tạo cơ hội cho các em phát huy trọn vẹn năng lực bản thân.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em gái

Hà Nội chú trọng chăm sóc cho trẻ em gái

Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số/kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số – KHHGĐ chuyển hướng sang Dân số và phát triển. Kế hoạch hóa gia đình không những góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, đồng thời giảm số ca tử vong mẹ và tử vong trẻ em.

 Hiện tại, Hà Nội có 965.274 trẻ em gái đến 16 tuổi. Hàng năm, thành phố triển khai hàng chục các mô hình chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên, truyền thông hơn 300 cuộc có nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các trẻ em gái, phòng chống tác hại của xâm hại tình dục đối với trẻ em gái. Xây dựng và triển khai nhân rộng Các câu lạc gia đình sinh con một bề gái, các mô hình chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống trên toàn thành phố với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái vị thành niên chống lại nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trong đợt cao điểm của Chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 và tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam năm 2017, Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố, tổ chức Hội nghị điểm nhằm biểu dương các gia đình sinh con một bề gái có con gái chăm ngoan học giỏi, Hội nghị điểm biểu dương người cao tuổi thực hiện tốt chính sách dân số, vận động con cháu thực hiện chính sách dân số. Ngoài ra, toàn thành phố cũng đồng loạt tổ chức các tụ điểm văn hóa văn nghệ, diễu hành cổ động.. tăng cường các thông tin nhằm nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ, trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới góp phần làm giảm thiểu Mất cân bằng giới tính khi sinh. Kết quả 9 tháng đầu năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh là 113,1 trẻ trai/100 trẻ gái.

Mặc dù vậy, công tác dân số ở Thủ đô vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của thành phố; tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức cao, góp phần làm tăng quy mô dân số. Quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều, nhận thức và tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao.

Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở VTN/TN còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát còn khá cao, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các đối tượng còn một số hạn chế.

Thực tế cho thấy, thanh niên và vị thành niên là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thử thách liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như: thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân; tình trạng vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.

Do vậy, công tác Dân số – KHHGĐ cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, cùng toàn thể nhân dân. Vận động nhân dân từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái. Phổ biến các luật nhằm nêu cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện nay như Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái của các gia đình sinh con một bề là gái.

My Hạnh

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top