Giáo án mẫu 5512: Chỉ để “tham khảo” sao vẫn “nhộn nhịp” bán, mua?

(khoahocdoisong.vn) - Giáo án mẫu 5512 vẫn tiếp tục được chào bán trên mạng với nhiều “đặt hàng”, cho dù theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giáo án, kế hoạch mẫu 5512 chỉ để “tham khảo”.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn giáo án, kế hoạch mẫu 5512 chỉ để “tham khảo”

“Trọn bộ giáo án Ngữ văn THPT theo công văn 5512 của nhóm giáo án... Thầy cô cần thì liên hệ nhé...”. Bài đăng của một giáo viên trong một nhóm mạng xã hội gần đây nhận được hàng trăm lượt yêu thích cùng rất nhiều bình luận “đặt hàng”. Một người để lại bình luận: “Cho em xin với ạ”, đã nhận được câu trả lời từ người đăng bài viết: “Giáo án có phí em à, em cần tài liệu gì thì nhắn tin nhé”.

Giá được chào bán là 150k/khối, tặng giáo án dạy thêm. Ảnh do giáo viên cung cấp.

Giá được chào bán là 150k/khối, tặng giáo án dạy thêm. Ảnh do giáo viên cung cấp.

Trong vai người có nhu cầu, một giáo viên nhắn tin hỏi cho người đăng bài về mức giá, thì được trả lời là 150.000đ/khối, được tặng bộ giáo án dạy thêm. Người này cũng khẳng định sự “độc quyền” trong phân phối bộ giáo án "chất lượng" này, không có ai có.

Ở các nhóm khác trên mạng xã hội, cũng gặp nhiều những bài đăng rao bán giáo án mẫu 5512, hoặc bài đăng của giáo viên có nhu cầu cần mua chuẩn bị cho năm học mới.

Giáo viên có nhu cầu mua giáo án mẫu 5512. Những bài đăng rao trên mạng cho những giáo viên có nhu cầu. Hàng trăm lượt thích và tương tác dưới mỗi bài đăng rao bán giáo án mẫu 5512.

Giáo viên có nhu cầu mua giáo án mẫu 5512.

Những bài đăng rao trên mạng cho những giáo viên có nhu cầu. Hàng trăm lượt thích và tương tác dưới mỗi bài đăng rao bán giáo án mẫu 5512.

Những bài đăng rao trên mạng cho những giáo viên có nhu cầu.

Hàng trăm lượt thích và tương tác dưới mỗi bài đăng rao bán giáo án mẫu 5512.

Hàng trăm lượt thích và tương tác dưới mỗi bài đăng rao bán giáo án mẫu 5512.

Điều đáng nói, trước đó, ngày 23/6/2021 -  Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH, theo đó, Bộ giới hạn thực hiện theo Công văn 5512 chỉ ở lớp 6, còn lại, giáo án, kế hoạch mẫu 5512 sẽ chỉ để tham khảo.

Cụ thể, văn bản nêu rõ: “Đối với lớp 6: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512);

Các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy (giáo án)".

Trước đó, trả lời báo chí về việc giáo án mẫu 5512 có bắt buộc hay không, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT khẳng định, Kế hoạch bài dạy (giáo án) là yêu cầu bắt buộc giáo viên phải có khi dạy học và đã được quy định tại Điều lệ nhà trường.

Còn Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV kèm theo Công văn 5512 là văn bản hướng dẫn để giáo viên soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, không phải là mẫu giáo án.

Như vậy, có thể thấy, theo trả lời của đại diện Bộ GD&ĐT và theo hướng dẫn của Bộ tại văn bản mới nhất liên quan đến công văn 5512, thì giáo án, kế hoạch mẫu 5512 là không bắt buộc, mà chỉ sử dụng để “tham khảo”.

Vậy, tại sao lại có chuyện “lạ lùng”: các giáo viên vẫn phải “nhào nhào” chuẩn bị, bỏ tiền ra mua giáo án mẫu 5512? Đặc biệt, khi mà chính họ lại không đồng tình với việc soạn giáo án mẫu 5512??

Vẫn chuẩn bị giáo án mẫu 5512 cho năm học mới

Trao đổi với phóng viên, một tổ trưởng tổ Ngữ văn cấp THPT cho biết, cho tới thời điểm này, các giáo viên chưa nhận được thông báo từ phía nhà trường về việc bỏ bắt buộc giáo viên soạn theo mẫu giáo án 5512. Ở vị trí tổ trưởng tổ chuyên môn, cô vẫn phải triển khai tới các giáo viên về việc soạn giáo án mẫu 5512 theo như chỉ đạo từ năm học trước.

Cũng có những giáo viên có ý kiến với nhà trường rằng, Bộ đã có chỉ đạo là chỉ tham khảo, chứ không bắt buộc, vậy tại sao lại hướng dẫn giáo viên soạn theo mẫu 5512. Lãnh đạo nhà trường trả lời, do Trường cũng không nhận thông báo gì từ Sở, cho nên, vẫn phải theo chỉ đạo cũ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng trên diễn ra ở nhiều trường và ở các địa phương khác nhau. Một lý do chung, đó là các giáo viên chưa nhận được thông báo từ cấp trên hướng dẫn về việc thay đổi chỉ đạo của công văn 5512 trước đây. Cho nên, vẫn phải chuẩn bị cho việc soạn giáo án theo mẫu 5512.

Nhiều giáo viên cho biết, việc soạn giáo án mẫu 5512 là một cách làm hình thức, máy móc, và chỉ đối phó, dành cho kiểm tra. Điều này làm phát sinh những “chợ” giáo án, giáo viên chỉ mua về, rồi cất vào trong ngăn bàn. Thậm chí, đến lúc mang ra kiểm tra vẫn còn mới tinh.

Điều đó, không chỉ dẫn đến sự lãng phí về tiền bạc, mà còn khiến giáo viên cảm thấy xấu hổ vì đã “gian dối”. Tuy nhiên, việc chuẩn bị giáo án theo mẫu 5512 quá mất thời gian, trong khi, họ lại không dạy theo giáo án này, cho nên, giải pháp vẫn là đi mua, hoặc xin về chỉnh sửa.

Khi Bộ GD&ĐT có công văn về việc không bắt buộc giáo viên phải soạn giáo án mẫu 5512, nhiều giáo viên đã cảm thấy rất mừng vì Bộ đã biết lắng nghe và có những điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, năm học mới sắp bắt đầu, vẫn không có một chỉ đạo nào mới, chính thức liên quan đến việc mẫu giáo án 5512 không bắt buộc mà chỉ là “tham khảo”.

Vậy, “tham khảo” ở mức nào, phải chăng lại còn tùy vào cách vận dụng của từng địa phương, từng trường?

Ý kiến các giáo viên cho rằng, việc giáo viên lên lớp cần có giáo án là đúng. Tuy nhiên, không nên “chi tiết hóa” từng bước giáo án. Bởi, cùng một nội dung tiết học, nhưng đối với mỗi lớp, mỗi đối tượng học sinh lại có sự vận dụng linh hoạt khác nhau. Quan trọng là kết quả học tập như thế nào, chứ không phải là một giáo án “đẹp”, đủ tất cả các bước nhưng thực tế lại không thể vận dụng.

Giáo án mẫu 5512 đã có nhiều góp ý về sự bất cập, tăng gánh nặng hồ sơ sổ sách cho giáo viên, Bộ GD&ĐT nên có những chỉ đạo thống nhất, rõ ràng, để tránh mỗi nơi lại vận dụng một kiểu. Đặc biệt, tránh trường hợp sau này, khi giáo viên phản ánh những bất cập thì lại bị cho rằng, do giáo viên đã “hiểu sai”, thực hiện không đúng với công văn.

Việc phải “mua” giáo án, nhiều giáo viên cho rằng, xuất phát từ việc để "hợp lệ hóa" cho thanh, kiểm tra. Muốn dẹp nạn mua bán, thì cần điều chỉnh, thay đổi những yêu cầu, quy định mang tính hình thức. Và cần có chỉ đạo kịp thời trước thềm năm học mới.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top