Giảm vẩy nến bằng 4 cách tự nhiên thật dễ!

Bệnh vẩy nến hoàn toàn có thể được cải thiện rõ rệt nhờ áp dụng các biện pháp tự nhiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về 4 cách giảm vẩy nến tự nhiên nhé!

1. Bổ sung axit omega-3

Ai cũng biết, axit omega-3 là một chất chống viêm tự nhiên của cơ thể, bổ sung axit omega-3  hằng ngày giúp đẩy lùi bệnh vẩy nến một cách nhanh chóng.

Mỗi tuần ăn vài bữa cá hồi, cá ngừ hoặc các loại cá giàu omega–3 có thể giúp bạn giảm viêm, hạn chế các dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Bạn cũng có thể bổ sung dầu cá bằng các chế phẩm viên nang có sẵn trên thị trường.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/giam-vay-nen-bang-4-cach-tu-nhien-that-de1.gif

Ảnh minh họa.

2. Tập yoga 

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, căng thẳng thần kinh khiến bệnh vẩy nến nặng hơn, vì vậy, giảm căng thẳng sẽ giúp giảm vẩy nến.

Yoga giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ khớp nếu bạn bị viêm khớp vẩy nến. Bạn hãy tập các động tác yoga khoảng 20 phút mỗi ngày để giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

3. Uống đủ nước 

Vẩy nến là bệnh lý ngoài da, điển hình với triệu chứng bong tróc vẩy. Vì vậy, dưỡng ẩm đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là dưỡng ẩm từ bên trong. Nước lọc sẽ giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, giữ cho làn da bạn không bị khô.

Bạn cần uống đủ nước hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn giữ độ ẩm phòng ở mức phù hợp để đảm bảo làn da luôn mịn màng.

4. Dùng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến

Xu hướng hiện nay trong điều trị các bệnh vẩy da, đặc biệt là vẩy nến là sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, an toàn mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Trong đó, nổi bật là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược thiên nhiên khác như hoàng bá, nhũ hương giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh vẩy nến, phòng bệnh tái phát.Nếu bị vẩy nến, bạn hãy áp dụng ngay 4 gợi ý đơn giản nêu trên.

Quốc Anh

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top