Giảm túi quà “to”, khó chặn được hộp quà “nhỏ”

Theo ông Nguyễn Bá Bách, HĐND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, quy định không được biếu quà Tết cấp trên là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, việc biếu quà Tết hiện nay rất tinh vi, khó phát hiện. Người ta không khệ nệ tay xách nách mang đến nhà lãnh đạo nữa, mà nhiều khi chỉ đi người không, trong túi có một hộp quà “nho nhỏ”, nhưng giá trị thì vô cùng. Tinh vi như thế, nên khó mà ngăn chặn.

Ông Nguyễn Bá Bách, HĐND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Quà cáp tinh vi, chống thế nào?

Ban Bí thư ra chỉ thị về tổ chức Tết, trong đó nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo, cấp trên “tranh thủ” cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội… Mấy năm gần đây, chúng ta đều có quy địnhk hông biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo, cấp trên, nhưng dường như khó ai dám khẳng định tình trạng biếu quà này đã không còn nữa?

Việc biếu, tặng quà Tết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý con người sống biết trước biết sau, có ân có nghĩa. Chỉ đáng buồn là người ta biến tướng nó thành hối lộ, thành đút lót, lấy lòng, chạy việc, chạy chức quyền…

Quà biếu không xấu, nó chỉ xấu ở động cơ cho và nhận. Động cơ ấy làm biến tướng món quà. Thậm chí cơ nơi lấy tiền công quỹ ra để biếu tặng là rất phản cảm.

Việc biếu, tặng quà Tết xem ra rất khó kiểm soát, vì nó mang danh tình cảm, hơn là trục lợi, dù bản chất nó có thế nào?

Nếu chỉ là quà cáp bình thường thì đó là quyền của mỗi người, nhưng khi có yếu tố trục lợi thì nó mới đáng lên án. Quy định của Ban Bí thư như vậy mang tính chất răn đe, nhắc nhở, thể hiện quyết tâm của Đảng trong phòng chống tham nhũng. Chỉ có điều quà biếu giờ tinh vi lắm.

Người ta không còn túi to túi nhỏ xếp hàng ngoài cổng nữa. Nhiều khi họ đi người không, nhưng trong túi áo có hộp quà nho nhỏ. Nhỏ về hình thức nhưng không nhỏ về giá trị. Thế thì ai kiểm soát được những hành vi tặng quà không lộ liễu như thế?

Đúng là hình thức “tặng quà” giờ rất tinh vi và nhiều biến tướng?

Đúng thế, và đâu phải chỉ đến nhà mới tặng được. Đâu phải chỉ chờ Tết đến họ mới tặng quà nhau. Bất cứ dịp nào, ở đâu, họ cũng đều có thể tặng được, và ta có muốn kiểm soát cũng rất khó, vì đó là chuyện cá nhân. Còn trong công việc, sai pham ở đâu, khâu nào, ai, thì các cơ quan mới có quyền làm rõ.

Vậy là xách con gà, chục cân gạo, túi to túi nhỏ đến nhà lãnh đạo “biếu Tết” là “lộ liễu”, là “phản cảm”, còn dấm dúi cho nhau quà to quà nhỏ kín đáo, thì không sao?

Phản cảm hay không nó ở tâm thế của người tặng và người nhận. Nếu người ta đến với nhau bằng cái tình nghĩa, thì dù thế nào cũng đáng quý. Còn nếu vì vụ lợi thì hình thức nào cũng phản cảm. Gần nhà tôi có vị cán bộ chức không to lắm, nhưng Tết nào người ta cũng xếp hàng quà cáp, biếu xén.

Như thế thì bị coi là phản cảm. Với quy định này, tôi cho rằng có thể không ngăn được nạn quà cáp dịp Tết, nhưng cũng sẽ khiến người ta phải kín đáo hơn.

Mấy năm gần đây chúng ta đều quy định cấm biếu quà Tết cấp trên, nhưng xem ra hiệu quả cũng chưa đạt như kỳ vọng?

Cấm là một chuyện, thực tế vì nó rất tinh vi, nhiều hình thức khác nhau, nên khó cấm triệt để. Chắc có lẽ những hình ảnh ô tô xếp hàng dài vào nhà lãnh đạo biếu quà Tết cũng hiếm hơn trước đây nhiều, nhờ những quy định như thế.

Công khai, sẽ không ai muốn biếu

Giả sử tôi biếu quà lãnh đạo với lời “nhắn nhủ” rằng năm tới cất nhắc em làm trưởng phòng nhé. “Lời nhắn” ấy không ai biết, thế thì chống kiểu gì?

Cái này là chạy chức chạy quyền núp bóng quà biếu. Giờ người ta cũng không dại gì mà làm thế đâu. Hoặc anh  có “chạy” được lãnh đạo, thì một mình ông ấy, theo đúng quy trình cũng không thể tự quyết được. Việc bổ nhiệm phải do tập thể, phân công nhiệm vụ thế nào là do tập thể, anh có “chạy” được hết tất cả mọi người không?

Nếu quy trình công tác cán bộ công khai, minh bạch, thì dù anh có “chạy” cũng khó mà lọt. Thế thì người ta sẽ không “chạy”, không phải biếu xén, lấy lòng ai nữa.

Theo ông có cấm được việc biếu quà Tết lãnh đạo?

Làm sao mà cấm được, vì nó được gắn với các mác quà cáp ngày Tết, dưới danh nghĩa cái tình, sự biết ơn, thì không thể cấm được. Có chăng là ngăn chặn được về hình thức, không để việc biếu xén diễn ra lộ liễu. Nghĩa là ngăn được tình trạng tặng quà túi “to”, chứ không ngăn được hộp quà “nhỏ’.

Có lẽ đây là sự vận động tự ý thức của người tặng và người nhận, hơn là dùng chế tài để cấm?

Đúng là thế, vì có cấm cũng không được. Cấm công khai thì người ta tặng nhau âm thầm, như thế thì việc cấm cũng không nhiều ý nghĩa.

Nhưng qua quy định này, các cơ quan cấp dưới không còn phải ùn ùn lên cấp trên chúc Tết, không lo lắng chạy đôn chạy đáo chọn quà cho lãnh đạo cấp trên. Nó cũng hạn chế nhiều vấn nạn quà Tết diễn ra trong nhiều năm qua.

Ít ai tố cáo quà biếu

Đường dây nóng phản ánh tình trạng quà biếu Tết cũng được thành lập, theo ông thì ai sẽ là người tố cáo?

Tôi cho rằng ít có ai đi tố cáo lắm. Người đưa và nhận quà biếu thì đương nhiên không tố cáo rồi. Còn người chứng kiến, nhìn thấy để rồi đi tố cáo thì cũng ít, bởi ít khi nào họ có bằng chứng, khả năng nhìn thấy cũng ít.

Từ việc cấm, theo tôi chúng ta nên hình thành thói quen, nhận thức mới, văn minh, thay vì đút lót, xin xỏ núp bóng quà biếu thì hãy đến với nhau bằng cái tình. Đừng để tình trạng “ngóng quà” trở thành thói quen xấu, ở một số cán bộ lãnh đạo.

Tôi trộm nghĩ, sẽ thế nào nếu không ai biếu xén, đút lót ai nhỉ?

Trong xã hội hiện nay, nếu cấp dưới không có “quà” – thực chất là biếu xén lớn, thì công việc không chạy. Ngược lại, cấp trên cũng lợi dụng những dịp này để kiếm chác, kinh doanh.

Điều này không giới hạn trong một lĩnh vực nào, nó trở nên phổ biến trong toàn xã hội… Đáng tiếc, đây là một tệ nạn không lành mạnh và không ngăn chặn được.

Theo ông làm thế nào để ngăn chặn tận gốc biến tướng của quà Tết?

Để việc biếu, tặng quà Tết trở lại đúng ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, điều quan trọng nhất là những người lãnh đạo phải gương mẫu, trong sạch. Pháp luật không chỉ dành cho người dân mà còn cho cả cán bộ lãnh đạo.

Muốn trừ được nạn hối lộ trá hình thì người đứng đầu phải nghiêm túc, không nhận một đồng xu, có như vậy mới triệt được tình trạng này ở cấp dưới. Còn như bây giờ, nhiều người không muốn làm vất vả nhưng cứ muốn giàu, để lại tài sản cho con cháu, vậy làm sao mà trừ được.

Xin cảm ơn ông!

Dịp Tết Nguyên đán 2017, Thanh tra Chính phủ đã tiếp nhận 56 nguồn tin phản ánh của người dân từ gọi điện thoại trực tiếp, nhắn tin, gửi fax, chuyển phát nhanh hoả tốc qua đường bưu điện. Cụ thể, đường dây nóng của Cục Chống tham nhũng đã tiếp nhận 33 nguồn tin tố giác các hành vi liên quan đến tham nhũng, chủ yếu là hành vi nhũng nhiễu của lực lượng thực thi nhiệm vụ có tiếp xúc với dân và 23 nguồn tin tố giác liên quan đến việc biếu, tặng quà Tết trái quy định.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top