Giám sát cháy rừng bằng vệ tinh là phù hợp

(khoahocdoisong.vn) - UBND tỉnh Bình Thuận vừa có báo cáo gửi HĐND tỉnh về việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Theo đó, từ 2018 UBND tỉnh đã giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh phương án sử dụng máy bay không người lái phục vụ công tác quản lý rừng trên địa bàn tỉnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy, sử dụng máy bay không người lái có nhiều bất cập, giá thành cao, lên đến gần 1 tỷ đồng cho 1 lần bay. Trong khi cần phải bay nhiều lần thì mới có hình ảnh để so sánh sự khác nhau giữa lần trước và lần sau về sự thay đổi rừng.

Máy bay không người lái (UAV) thuộc tổ hợp VT-Pigeon của Viettel có trọng lượng 26 kg, sải cánh 3,25m; dải vận tốc hoạt động từ 80 đến 120km/giờ; cự ly hoạt động 50km, trần bay 3.000m; thời gian bay được ba giờ. Trên máy bay được trang bị camera quang học (EO Sensor) và camera ảnh nhiệt (IR Sensor) nên trinh sát được cả ban ngày lẫn ban đêm và truyền hình ảnh độ phân giải cao (Full HD) theo thời gian thực về trạm điều khiển mặt đất.

Máy bay UAV Geoscan 201Pro của Inosoft có độ sải cánh 230cm, bay được ở độ cao cách mặt đất 4km. Hành trình xa nhất lên đến hơn 200km trong điều kiện tốc độ gió lớn nhất cho phép 12m/giây, thời gian bay được trong vòng ba giờ đồng hồ. Trên máy bay có thiết bị chụp ảnh kỹ thuật số Sony DSC- RX1.

Phương án mua thông tin hình ảnh từ vệ tinh của NASA để phục vụ công tác quản lý rừng được đề xuất song sau khi mua ảnh phải có thêm một bộ phận nhân lực được đào tạo giải đoán ảnh nhằm phân tích, phát hiện, kiểm chứng, so sánh diện tích rừng thay đổi theo từng mốc thời gian trong năm cũng không phù hợp. Giải pháp tối ưu hơn cả là sử dụng phần mềm phát hiện mất rừng bằng vệ tinh Landsat 7+8, Sentinel-2. Mục đích sử dụng ảnh vệ tinh qua các kỳ để so sánh tìm ra vị trí, diện tích mất rừng, thay vì sử dụng máy bay không người lái chụp ảnh có nhiều nhược điểm.

Theo KH&ĐS
Đắk Lắk mùa hoa cà phê trắng đồi

Đắk Lắk mùa hoa cà phê trắng đồi

Cứ mỗi độ tháng ba, tháng tư hàng năm, về Đắk Lắk du khách không khỏi xốn xang bởi vẻ đẹp tinh khôi của những cánh hoa cà phê cuối mùa nở trắng núi đồi Tây Nguyên.
Làng chài cổ Nam Ô mùa rêu xanh biếc

Làng chài cổ Nam Ô mùa rêu xanh biếc

Là làng chài cổ xưa nằm dưới chân đèo Hải Vân, Nam Ô vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú. Đặc biệt những ghềnh đá phủ đầy rêu xanh là địa điểm thu hút nhiều du khách đến đây hòa mình vào thiên nhiên, sóng nước.
back to top