Giảm phản ứng mẫn cảm

Với bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, để giảm phản ứng mẫn cảm khi làm thủ thuật, phẫu thuật nên đến cơ sở y tế uy tín nhằm dự phòng tối đa tai biến phản vệ.

Hỏi: Cơ địa tôi rất mẫn cảm, hay bị dị ứng, xin bác sĩ cho biết có loại thuốc nào giảm phản ứng mẫn cảm không? Nếu chẳng may đến viện phải mổ xẻ tôi phải lưu ý gì?

Việt Hà (Quảng Ninh)

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, ĐH Y HN trả lời: Với bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, đi làm bất cứ thủ thuật, phẫu thuật gì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, ở đó bác sĩ sẽ khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân để tránh sử dụng thuốc, hóa chất, vật liệu y tế nhằm dự phòng tối đa tai biến phản vệ.

Nếu đã từng bị dị ứng hoặc sốc phản vệ bạn có thể được chủ động dự phòng bằng giải mẫn cảm cho một số nguyên nhân tại các trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng; dùng các thuốc giảm phản ứng mẫn cảm trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm ngăn ngừa phản vệ nặng.

Trong cấp cứu sốc phản vệ, khó khăn nhất là kiểm soát đường thở và hô hấp, vì vậy bác sĩ gây mê hồi sức cần có kinh nghiệm, bệnh viện cũng phải có đủ phương tiện cấp cứu đường thở. Sai lầm trong cấp cứu sốc phản vệ thường do không đánh giá được mức độ nặng của sốc và xử trí thiếu chính xác. Cấp cứu sốc phải theo phác đồ của Bộ Y tế, trong đó thuốc adrenalin là thuốc đầu tay để cứu sống người bệnh.

KT (ghi)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top