Giám định tâm thần, người bệnh còn năng lực trách nhiệm dân sự?

Nếu giám định cho thấy, bà Phương Hằng mất khả năng nhận thức sẽ có lợi về trách nhiệm hình sự, nhưng lại bất lợi trong các giao dịch dân sự cũng như liên quan tài sản.
Ông Nguyễn Quang Tuấn (33 tuổi, con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng mới đây gửi đơn đến Công an TPHCM và VKSND đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.
Theo đơn ông Tuấn, quá trình mẹ ông là bà Nguyễn Phương Hằng, bị tạm giam, ông có nghe thông tin ông Huỳnh Uy Dũng (tức ông Dũng "lò vôi") và luật sư bào chữa cho bà Hằng đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can Nguyễn Phương Hằng.
Ông Tuấn không đồng ý với yêu cầu trên vì theo ông, tình trạng sức khỏe của bà Hằng là bình thường. Đồng thời, theo ông Tuấn, việc giám định tâm thần mẹ ông còn ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề khác như hôn nhân, tài sản, quyền quản lý phần vốn góp của bà Hằng trong các doanh nghiệp liên quan.
PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội xung quanh vấn đề trên.
Giam dinh tam than, nguoi benh con nang luc trach nhiem dan su?
Bị can Nguyễn Phương Hằng
Ai có quyền buộc giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng?
Những người thân bà Hằng hiện có quan điểm khác nhau về việc đề nghị giám định tâm thần đối với bị can Nguyễn Phương Hằng, luật sư đánh giá việc này thế nào?
- Cơ quan điều tra chỉ trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Phương Hằng nếu quá trình điều tra vụ án có căn cứ cho thấy bị can này có biểu hiện tâm lý bất thường. Việc trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can trong quá trình điều tra là thủ tục tố tụng không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự, cơ quan tố tụng sẽ trưng cầu khi xét thấy cần thiết.
Từ thông tin cho thấy, đang có quan điểm khác nhau về việc đề nghị trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng của những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, những đề nghị khác nhau của người thân bị can chỉ là tài liệu có tính chất tham khảo, không phải là căn cứ để cơ quan điều tra quyết định trưng cầu giám định tâm thần hay không trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can này.
Như vậy, việc giám định hay không giám định tâm thần đối với bà Phương Hằng là do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định?
- Việc trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can trong quá trình điều tra vụ án hình sự phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định bao gồm: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án…
Do vậy, khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ, bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thể nghi ngờ dấu hiệu tâm thần trên cơ sở kết quả điều tra vụ án, biểu hiện giao tiếp qua những lần hỏi cung phải làm việc với bị can. Những "nghi ngờ" của cơ quan điều tra có thể xuất phát từ các tài liệu, chứng cứ thu thập được hoặc thông qua thái độ, biểu hiện tâm lý trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra.
Pháp luật về tố tụng hình sự không quy định việc trưng cầu giám định tâm thần phụ thuộc vào đơn yêu cầu hoặc không yêu cầu của đương sự. Bởi vậy, trong vụ án với bị can Nguyễn Phương Hằng, việc giám định tâm thần không phụ thuộc vào việc ông Dũng đề nghị hay con ông Dũng phản đối. Trong trường hợp luật sư bào chữa cho bị can Hằng đề nghị tòa án trưng cầu giám định tâm thần phải xuất trình các tài liệu chứng minh bị can có dấu hiệu tâm thần.
Trường hợp người bào chữa và thân nhân của bị can nghi ngờ bị can bị tâm thần cũng nên làm đơn đề nghị cơ quan điều tra trưng cầu giám định và xuất trình các tài liệu chứng cứ để chứng minh dấu hiệu tâm thần của bị can.

Mô tả video

Bất lợi về giao dịch dân sự, tài sản nếu bị can tâm thần
Trường hợp giám định tâm thần, đối với bị can Nguyễn Phương Hằng là có lợi hay bất lợi?
- Việc giám định tâm thần cho bị can trong quá trình tố tụng là tình tiết có lợi cho bị can. Nếu kết quả giám định tâm thần cho thấy bị can bị mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc hạn chế khả năng nhận thức, kết quả tốt tục sẽ chuyển sang một hướng khác, có thể bị can sẽ được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được giảm một phần trách nhiệm hình sự, phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan pháp y tâm thần.
Trường hợp kết quả điều tra cho thấy bị can có khả năng nhận thức tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội nhưng sau đó mắc bệnh và mất khả năng nhận thức sẽ bị bắt buộc chữa bệnh, sau khi chữa bệnh xong sẽ tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật.
Giam dinh tam than, nguoi benh con nang luc trach nhiem dan su?-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Nếu kết quả giám định tâm thần cho thấy bị can chỉ hạn chế khả năng nhận thức chứ bệnh lý không là mất khả năng nhận thức, đây có thể là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự. Còn nếu kết quả giám định tâm thần cho thấy bị can hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật đối với những hành vi mà mình gây ra.
Những diễn biến trên mạng xã hội công khai trước khi khởi tố bị can, bắt tạm giam, không có biểu hiện nào cho thấy bị can Hằng là người mắc bệnh tâm thần. Nếu trong quá trình điều tra vụ án này, bị can có biểu hiện bất thường như mất ngủ, bị can sụt cân, hay nói lảm nhảm, có những biểu hiện lệch chuẩn thì có kể cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định tâm thần để xác định năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, thời hạn giám định có thể sẽ khác nhau, việc xác định thời hạn giám định cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trường hợp cơ quan điều tra quyết định trưng cầu giám định tâm thần đối với bị can Hằng có thể được tạm đình chỉ điều tra đối với bị can Hằng, tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử đối với các bị can khác. Sau khi có kết quả trưng cầu giám định tâm thần sẽ phục hồi điều tra và xử lý đối với bị can Hằng sau. Còn trường hợp cơ quan điều tra cho rằng bị can hoàn toàn bình thường, có khả năng nhận thức điều khiển hành vi, việc đề nghị giám định hay không giám định của người thân bị can sẽ không được xem xét.
Tuy nhiên, nếu trường hợp giám định cho thấy bị can bị tâm thần sẽ gặp bất lợi về các giao dịch dân sự cũng như tài sản?
- Trường hợp giám định nếu cho thấy bị can Nguyễn Phương Hằng bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức có lợi về pháp lý cho bị can đối với trách nhiệm hình sự nhưng lại gây bất lợi cho bị can trong các giao dịch dân sự cũng như liên quan tài sản.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp vợ bị mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức, chồng sẽ là người giám hộ. Mọi tài sản, quyền lợi của vợ sẽ do chồng quyết định. Nếu mắc bệnh tâm thần, các giao dịch dân sự do người tâm thần xác lập sẽ bị tuyên bố hủy bỏ do chủ thể không đủ năng lực. Nếu bị can bị hạn chế khả năng nhận thức do bệnh lý, người chồng cũng sẽ là người giám hộ. Do đó, có thể trong gia đình bà Hằng đã có những quan điểm khác nhau về bệnh lý, cũng như lo ngại về vấn đề tài sản do đó mới có những yêu cầu khác nhau như vậy.
Xin cảm ơn luật sư Đặng Văn Cường!
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Lấy mẫu giám định ADN của nhiều người:

(Nguồn: THĐT)

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top