Giải mã bí ẩn "cát lợn" giá hàng tỷ đồng

(khoahocdoisong.vn) - “Cát lợn” được đồn là “báu vật”, định giá hàng tỷ đồng. Nhưng về mặt khoa học nó chưa có cơ sở xác tín.

Để giải mã bí ẩn, KH&ĐS đã tìm đến TTND. Lương y giỏi Trần Văn Quảng, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Đông y Việt Nam, chuyên gia hàng đầu về sách thuốc cổ chữ Hán.

Sự kết tinh bí ẩn tạo nên vật thể thoát tục có mùi thơm diệu kỳ

Trong 3 năm có không dưới 5 “vật thể lạ” trong bụng con lợn được công bố. Nó được gán với những cái tên “trứng lợn”, “báu vật”, “trư sa”, “cát lợn”, “sa trư”. Nó được coi là “thuốc” chữa bách bệnh và “báo giá” hàng tỷ đồng, thậm chí gần 1 triệu USD tại Trung Quốc.

Có người cho rằng “cát lợn” chỉ là búi lông lợn khó tiêu hóa, hoặc thức ăn được tích tụ lại sau nhiều năm, không đáng quý và cũng không chữa được  bệnh. Song TTND.Lương y giỏi Trần Văn Quảng cho rằng, đây là bí ẩn khoa học chưa giải thích được. Nó giống như “xá lị” hoặc bệnh “báng bụng” cũng kết tinh thành đá trong bụng người.

TTND. Lương y giỏi Trần Văn Quảng cho biết, các “vật thể lạ” hình “trứng lợn” được phát hiện chỉ có thể ở trong bụng những con lợn nái (lợn sề) được nuôi lâu từ 5 – 13 năm. Trong sách “Bản thảo” về y học cổ truyền không ghi nhận hiện tượng này. Bởi lẽ lợn thịt người ta cũng chỉ nuôi trên dưới 1 năm. Lợn nái cũng chỉ nuôi một vài lứa rồi thay.

Ông Quảng phân tích, tuy lợn là loài gia súc ăn nhiều, uống nhiều, xô bồ, nhưng cũng cần có thời gian để chất tinh hoa hữu dư của nó tích tụ thành “quả trứng” rắn như đá. Nó không những không bị phân hủy mà còn toát ra mùi thơm thuốc Bắc hoặc mùi quế. Nói cách khác, vật thể này đã được “thoát tục” và kết tinh thành đá, sỏi.

Giải mã bí ẩn "cát lợn" giá hàng tỷ đồng ảnh 1

TTND. Lương y giỏi Trần Văn Quảng

Ông Quảng cho hay, nếu những con lợn nái được chăn nuôi trên 5 năm thì  có khả năng có “vật thể lạ”. Tuy nhiên, không phải con lợn nái nào cũng có vì còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: thời gian chăn nuôi, thức ăn bèo khoai cám bã, cơ thể chúng có hấp thụ được những chất tinh hoa hữu dư để tạo thành vật lạ hay không. Với một con lợn như vậy, nếu có cũng không nhiều, cho nên mới gọi là vật quý hiếm.

Tên gọi sao cho phù hợp

Phân tích về nhiều tên gọi khác nhau của “vật thể lạ”, ông Quảng đưa ra hai chữ: Chư sa (Trư sa). Theo ông Quảng, về con lợn chữ Hán có tên gọi: Chư (trư). Chữ Sa: Có hai chữ Sa đồng âm dị tự (cùng âm khác chữ). Một chữ, Sa có bộ thủ là 3 chấm thủy đi với chữ Thiểu, có nghĩa là cát, một chữ Sa có bộ thủ là Thạch đi với chữ Thiểu có nghĩa là sỏi. Sách nói cát là vật cực nhỏ của đá, còn sỏi là những hòn đá nhỏ khác nhau về hình dáng, nhưng đồng nguyên và hội ý.

Vì vậy, Trư sa chính là từ Việt gốc Hán. Chữ Chư sa ở đây nếu viết chữ Hán, Chư là lợn, Sa là cát, dịch cát-lợn là đúng chữ và nghĩa, nhưng nếu viết chữ Sa là sỏi như trên đã nói thì phải dịch là sỏi lợn mới đúng. Còn chữ Chư sa đồng âm về tiếng Trung Quốc với chữ Chu sa, thì chữ Sa này vẫn viết chữ Hán Sa là sỏi. Vì chữ Sa này được tạo thành bởi chữ Thạch và chữ Thiểu.

Chu sa là vị thuốc Đông y thuộc về khoáng chất. Từ xa xưa người ta đặt tên cho nó theo màu sắc và hình tượng của vật chất. Vì chữ Chu là màu hòn đá đỏ son, chữ Sa là sỏi sạn. Cá biệt có người viết chữ Sa này là cát. Cho nên trong văn tự chữ Hán, nhiều trường hợp đồng âm dị tự, người ta thường căn cứ vào tự và từ cụ thể để hiểu nghĩa.

Có người cho rằng “cát lợn” chỉ là búi lông lợn khó tiêu hóa, hoặc thức ăn được tích tụ lại sau nhiều năm, không đáng quý và cũng không chữa được bệnh.

Có người cho rằng “cát lợn” chỉ là búi lông lợn khó tiêu hóa, hoặc thức ăn được tích tụ lại sau nhiều năm, không đáng quý và cũng không chữa được  bệnh.

Về tác dụng chữa bệnh, các sách cổ “Bản thảo cương mục”, “Trung Quốc y học đại từ điển”... đều có nói đến chữ Chư là con lợn và kèm theo tới mấy chục thứ trên con lợn đi với chữ Chư để bổ dưỡng và chữa bệnh như: Chư tâm, chư phế... nhưng không có từ chư sa.

Trong sách “Bản thảo cương mục” có ghi một vị thuốc là Dã chư hoàng, là sỏi kết trong mật của con lợn rừng khoảng 3 năm tuổi, có màu vàng nên người ta đặt cho nó là chữ hoàng, giống như Ngưu hoàng kết sỏi trong mật trâu, mật bò, rất quý hiếm và không dễ kiếm. Khí vị của nó: Tân (cay), cam (ngòn ngọt), Bình (lành), vô độc (không có độc). Chủ trị: Bị thương do mũi tên hòn đạn, cầm máu, lên da non, điên giản (điên và động kinh), kiết lỵ ra máu, bệnh lao sái truyền nhiễm, phong độc, trẻ con bị cam khí...

Đặc biệt, sau nhiều lần tra cứu sách “Trung dược tứ hải” còn ghi theo sách “Trung Quốc động vật dược” về sỏi kết trong bàng quang của lợn nuôi ở gia đình gọi là Thận Tinh tử (tạm hiểu là hạt tinh của quả thận). Khi mổ lợn người ta đã thấy chất này trong bong bóng lợn, đem rửa sạch rồi phơi khô trong râm. Công hiệu: Lợi thủy, tiêu sưng phù, trừ trướng. Chủ trị: Tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng, thận tinh tử...

Như vậy, từ những tư liệu về Dã Chư Hoàng (sỏi kết trong mật của lợn rừng) và Thận Tinh tử (sỏi kết trong bong bóng của lợn gia súc) cho thấy, việc đặt tên cho phù hợp với “vật thể lạ” ở trên nên được gọi là: Sỏi lợn (Chư sa); Chư hoàng; Chư bảo (vật báu); Chư đỗ (Vỵ) thạch (hòn đá trong bụng lợn).

Lấy sỏi trị sỏi

Phân tích về công dụng “trứng lợn” chữa bách bệnh, ông Quảng nhấn mạnh, công dụng và chủ trị của vị Dã chư hoàng và Thận tinh tử thuộc dạng Sa thạch của sách Dược điển Đông y ngày xưa đã ghi thành vị thuốc để người đời học tập, tham khảo và vận dụng vào việc chữa bệnh cho đời chứ không nghiên cứu theo phương pháp khoa học như ngày nay.

Cho nên kinh nghiệm sử dụng những vị thuốc này vẫn là qua sách vở cho đời nay và mãi mãi về sau. Vì vậy, “vật thể lạ” kia chắc chắn cũng có công dụng và chủ trị tương tự như Dã chư hoàng và Thận tinh tử. Nhưng tất cả chỉ chữa theo các chứng thuộc thực, không chữa các chứng thuộc hư. Nếu thuộc hư thì phải thận trọng.

Bởi về Đông y nhiều vị thuốc thuộc về khoáng chất, sa thạch thường có tính trọng trấn. Trọng là nặng, trấn là nén xuống, dẹp yên, an thần định chí. Ví dụ: Thần sa, chu sa, trọng trấn, an thần, định chí, chữa mất ngu, chữa điên cuồng, động kinh, thông huyết mạch. Đại giả thạch: Bình can, tiềm dương (dẹp can phong, ghìm giữ dương khí), giáng nghịch chỉ huyết, hoa mắt, chóng mặt, ù tai...

Sách “Bản thảo cương mục” có ghi vị thuốc cũng thuộc dạng sa thạch chữa bệnh lấy từ trong cơ thể người là “Dĩ nhân trị nhân” (lấy của người chữa cho người). Đó là: Lâm thạch (Sách Gia hữu bản thảo), Trần Tàng Khí nói: “Đây là người bị đái buốt, đái nhắt, đái ra sỏi sạn thuộc thạch lâm (một trong chứng ngũ lâm) khi đi tiểu tiện ra những viên sạn nhỏ (tiểu thạch), người ta thu gom lấy để làm thuốc”.

Lý Thời Trân nói: "Đây là người dâm dục, tính khí uất kết ở trong, âm hỏa nung nấu, rồi thành vật cứng dần. Đúng như nước sôi kết tủa thành cặn (kiềm) dưới đáy nồi”. Sa thạch khí vị: Mặn, ôn, vô độc. Chủ trị: Lấy sỏi sạn của người bị thạch lâm mài mịn cho uống, sẽ có những hạt sỏi sạn nhỏ theo đường tiểu tiện đi ra (Nhân Đại Minh). Chữa chứng nghẹn nấc, ăn vào nôn ra tục gọi là bệnh nghẹn cơm (Trần Tàng Khí).

“Cát lợn có thể sẽ lại xuất hiện ở đâu đó”, vì vậy, rất kỳ vọng ở các nhà khoa học, các nhà chuyên môn về y dược học hiện đại vào cuộc, nghiên cứu khám phá hoặc hội thảo bàn về hiện tượng này để tìm ra giá trị đích thực của nó. Biết đâu từ những “vật thể lạ” này sẽ phát hiện một chất liệu hữu ích, quý giá về y học để chữa bệnh, đồng thời các gia đình có “cát lợn” cũng may mắn, nhận được “lộc trời” hiếm có này.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top