"Giải cứu" ký túc xá sinh viên nghìn tỷ tại Hà Nội

Hà Nội dự kiến dành gần 224 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh một số toà nhà dự án kí túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 của UBND TP Hà Nội mới phê duyệt, Hà Nội dự kiến phát triển hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với tổng nguồn vốn khoảng hơn 12.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách là hơn 280 tỷ đồng.

Video toàn cảnh dự án kí túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Đáng chú ý, TP Hà Nội sẽ dành gần 224 tỷ đồng để hoàn thành, điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (gọi tắt là ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp) tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành nhà ở xã hội cho thuê tại dự án này.

Toàn cảnh dự án kí túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh dự án kí túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp nhìn từ trên cao.

Được biết, dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án được lập và triển khai trong giai đoạn có biến động lớn về giá các vật liệu xây dựng dẫn đến tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh tăng thêm, từ gần 1.500 tỷ đồng lên gần 1.900 tỷ đồng.

Các tòa nhà bị bỏ hoang nhiều năm hiện có dấu hiệu xuống cấp.
Các tòa nhà bị bỏ hoang nhiều năm hiện có dấu hiệu xuống cấp.

Dự án gồm có 6 khối nhà (ký hiệu từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hàng vạn sinh viên. Theo thiết kế, mỗi phòng rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa… Quy định suất đầu tư dành cho 8 người/phòng, với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước).

Được khởi công từ năm 2009, tuy nhiên, hiện nay chỉ có 2 khối nhà đang hoạt động nhưng phòng trống còn thừa rất nhiều, các khối nhà khác đang bỏ hoang.

Trước đó, nhằm tháo gỡ khó khăn tại dự án này, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất tách hạng mục nhà A4 khỏi dự án đồng thời cho phép chuyển đổi nhà A2, A3 từ nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội để bán và cho thuê bằng hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, do tắc về cơ chế, vướng mắc pháp lý về đầu tư, quy hoạch, vốn... nên đề xuất phải dừng lại. Hệ lụy là nhiều khối nhà cao chọc trời, mới xây xong phần thô tiếp tục phơi nắng, mưa.

Ghi nhận tại dự án, các toà nhà đã xây xong phần thô từ lâu nhưng chưa được hoàn thiện, vẫn nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài.
Ghi nhận tại dự án, các toà nhà đã xây xong phần thô từ lâu nhưng chưa được hoàn thiện, vẫn nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài.
Công trình xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, nhiều phần đất trong khu ký túc xá được người dân tận dụng để trồng rau.
Công trình xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, nhiều phần đất trong khu ký túc xá được người dân tận dụng để trồng rau.
Các tòa nhà đã được đưa vào sử dụng tại dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp đang bị bỏ trống, để hoang hóa sau thời gian được trưng dụng làm khu cách ly phòng chống dịch Covid-19.
Các tòa nhà đã được đưa vào sử dụng tại dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp đang bị bỏ trống, để hoang hóa sau thời gian được trưng dụng làm khu cách ly phòng chống dịch Covid-19.
Dấu hiệu đổ trộm rác thải xây dựng để san nền tại công trình.
Dấu hiệu đổ trộm rác thải xây dựng để san nền tại công trình.
Nằm cận kề ký túc xá cũng tồn tại nhiều ô đất được dựng lều lán để kinh doanh, bãi xe, gara ôtô, quán ăn... khiến cho khu vực này trở nên lộn xộn, nhếch nhác và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn PCCC.
Nằm cận kề ký túc xá cũng tồn tại nhiều ô đất được dựng lều lán để kinh doanh, bãi xe, gara ôtô, quán ăn... khiến cho khu vực này trở nên lộn xộn, nhếch nhác và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn PCCC.
Bên trong những tòa nhà bỏ hoang tại khu Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp trở thành bãi tập kết xe và nơi sinh hoạt của nhiều người lao động.

Bên trong những tòa nhà bỏ hoang tại khu Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp trở thành bãi tập kết xe và nơi sinh hoạt của nhiều người lao động.

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top