Giá trị làm thuốc từ quả na

Na được trồng ở mọi nơi, chủ yếu để lấy quả ăn. Ngoài ra na còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Dưới đây là giá trị làm thuốc từ quả na.

Na nhiều công dụng.

Theo kết quả nghiên cứu cứ 100g thịt na có 72% glucoza, 14,5% sacaroza, 1,8% tinh bột, 2,8% protit. Ngoài ra na còn có nhiều vitamin A, B, C và khoáng chất.

Ngoài tác dụng để ăn, na còn giúp cho việc chữa bệnh. Cả lá, hạt, quả đều có tác dụng này.

Theo tài liệu cổ, quả na có vị ngọt, chua, tính ấm. Tác dụng hạ khí, tiêu đờm. Quả na xanh giúp săn da, tiêu sưng, chữa bệnh lỵ, tiết tinh, đái tháo, chữa bệnh tiêu khát, tiêu chảy, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú.

Hạt na có vị đắng, hôi, tính lạnh, ít độc, thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, diệt chấy rận.

Người bệnh bị viêm tuyến vú dùng quả na điếc (quả non bị ong châm, không lớn lên được, ngả màu vàng và rụng).

Dấm ăn 50ml, lấy ra giã nhỏ, cho dấm vào trộn đều ngâm 2 giờ. Lấy bông thấm dịch này đắp vào chỗ sưng đau để 1 giờ, khi bông khô lại thấm tiếp trong ngày, làm từ 3-7 ngày khi hết đau sưng.

Nếu bệnh nhân bị sốt rét có thể lấy lá na (người lớn 20 lá, trẻ con 10 lá). Rửa sạch lá na, bỏ các lá sâu, lá vàng cho vào nồi và đun sôi để nguội uống trong ngày, thay nước trà, uống từ 3-4 ngày cắt cơn.

Quả na xanh còn chữa bệnh kiết lỵ: Quả na xanh 200g, lá mơ lông 100g, rau diếp cá 50g quả na rửa sạch, bỏ hết hạt cùng với các vị thuốc cho vào nồi thêm 500ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ.

Khi còn 300ml chắt ra uống trong ngày chia làm 3 lần, uống khi khỏi thì dừng. Đặc biệt, đang thời tiết hanh, giao mùa, nhiều người bị viêm họng.

Bạn có thể dùng quả na điếc 150g, nhân hạt gấc 20g, sinh địa 50g, sạ can 30g, lá bạc hà 50g, lá chanh 30g, lá táo 20g.

Quả na đốt tồn tính, các vị thuốc sấy khô, tất cả đem tán nhỏ mịn, dùng mật mía luyện thành viên bằng hạt ngô sấy khô đem dùng.

Người lớn 8 viên chia 2 lần. Trẻ em 4 viên chia 2 lần, uống liền 5 ngày với nước sôi để nguội.

BS Vũ Đức Quang

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top