Giá trị của chỉ số HbA1C

(khoahocdoisong.vn) - HbA1C là chỉ số đánh giá tình trạng quản lý đường máu tốt nhất hiện nay. Trong điều trị nếu giảm được 1% HbA1C thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ 20 – 25%. Thời gian để kiểm tra HbA1C thường từ 3 - 6 tháng/lần.

Hỏi: Tôi đi kiểm tra máu, thấy có kết quả chỉ số HbA1C. Tôi không hiểu đây là chỉ số gì? Nó có tác dụng gì trong chẩn đoán bệnh?

Ngô Văn Phúc (Hà Nội)

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Viện trưởng Viện Rối loạn chuyển hóa và Đái tháo đường: HbA1C là chỉ số đánh giá tình trạng quản lý đường máu tốt nhất hiện nay. Đây là phương pháp đo lượng đường gắn vào hồng cầu. Lượng đường này không được sử dụng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, nó ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nồng độ đường trong máu ngoại vi, hơn nữa đời sống trung bình cùa hồng cầu từ 90 – 120 ngày, nên sự phản ánh nồng độ đường ổn định hơn.

Mặt khác, nếu chỉ kiểm tra đường máu lúc đói (vào buổi sáng) sẽ không kiểm soát được nồng độ đường máu sau ăn. Đây sẽ là một khiếm khuyết lớn vì nhiều bằng chứng cho thấy tổn thương các mạch máu nhỏ có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi đường máu sau ăn quan trọng hơn là đường máu lúc đói.

Vì vậy,  HbA1C được xem là sự phản ánh “thật” về lượng đường tồn tại trong máu, nó trung thành hơn so với chỉ số đường máu lúc đói mà ta thường làm hiện nay. Trong điều trị nếu giảm được 1% HbA1C thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ 20 – 25%. Thời gian để kiểm tra HbA1C thường từ 3 - 6 tháng/lần.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top