Gia tăng căng thẳng ở Transnistria, nghi vấn Ba Lan đưa quân vào chia cắt Ukraine

Trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang diễn ra ác liệt, Ukraine và phương Tây chuẩn bị cho cuộc xung đột ở Transnistria, Ba Lan dự định đưa quân đội vào Ukraine với mục đích chia cắt quốc gia này.

Gia tăng căng thẳng ở Transnistria

Trong tuần qua, tình hình xung quanh nước cộng hòa nhỏ bé chưa được công nhận Transnistria, nằm dọc theo sông Nistru giữa Moldova và Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng.

Bản đồ tình hình gia tăng căng thẳng ở Transnistria. Ảnh South Front

Nhóm phần tử phá hoại Ukraine đã tiến hành một số cuộc tấn công khủng bố trên lãnh thổ của nước cộng hòa này. Những lực lượng thù địch từ Ukraine tập trung về Transnistria. Từ phía tây, các đơn vị quân đội NATO đang tiến về biên giới của Moldova.

Quân đội Rumani cơ động về phía Mondova và Transnistria. Video South Front

Theo thông tin mới nhất, các đơn vị quân đội Romania và Ba Lan, quân đội Mỹ, Bồ Đào Nha và các nước NATO khác cũng đang có động thái triển khai quân đội trên lãnh thổ Moldova.

Phía đông của nước cộng hòa Transnistria, quân đội Ukraine và một nhóm hàng nghìn tay súng đánh thuê, với khoảng 1.000 tay súng từ tổ chức cực hữu Grey Wolves Thổ Nhĩ Kỳ, các đơn vị Canada, Croatia và các tay súng từ các nước thuộc Scandinavia.... đang tập trung lực lượng.

Ngày 29/4, các nguồn tin Ukraine và Nga thông báo, tổng thống Ukraine Zelensky được cho là đã bí mật đề nghị Nga cho phép nhóm các tay súng dân tộc cực đoan thoát khỏi Azovstal, đổi lại sẽ giảm leo thang căng thẳng ở Transnistria.

Nếu đây là sự thật, đề nghị này báo hiệu Ukraine bắt đầu các hành động thù địch trong khu vực Transnistrian.

Ngày 29/4, Bộ Ngoại giao Bulgaria kêu gọi công dân rời Moldova vì "tình hình khó khăn" ở quốc gia này và xung quanh Transnistria. Chính quyền Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh và Israel cũng khuyến cáo các công dân không vào Transnistria và rời khỏi Moldova.

Giới lãnh đạo Moldova đang cố gắng hết sức tránh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Chisinau hiểu rất rõ, bùng nổ xung đột ở Transnistria sẽ dẫn đến cuộc chiến thực sự trên chính lãnh thổ Moldova. Chisinau không có nguồn thay thế cho khí đốt của Nga, hiện đang nhận được với giá cố định thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Một số lượng lớn công dân Moldova đang làm việc tại Liên bang Nga.

Nhưng bộ máy lãnh đạo chính trị Moldova không độc lập trong việc ra quyết định. Nếu Washington và NATO quyết định một chiến dịch quân sự chống lại Transniestria, Chisinau sẽ buộc phải tiến hành.

Ba Lan có kế hoạch triển khai "đơn vị gìn giữ hòa bình" phía tây Ukraine

Ngày 28/4, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (FIS), Sergey Naryshkin cho biết, Washington và Warsaw đang có kế hoạch triển khai một "lực lượng gìn giữ hòa bình" của Ba Lan phía tây của Ukraine. FIS cho biêt, tuyên bố của ông Naryshkin là thông tin tình báo, thu được từ những nguồn đáng tin cậy.

Mục đích của việc triển khai lực lượng “gìn giữ hòa bình Ba Lan” của Washington và Warsaw là thực hiện các kế hoạch thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ về quân sự và chính trị đối với 'vùng lãnh thổ lịch sử ' ở Ukraine".

Theo FIS, giai đoạn đầu tiên của quá trình "thống nhất" là việc đưa quân đội Ba Lan vào các khu vực phía tây Ukraine dưới chiêu bài "bảo vệ chống lại sự xâm lược của Nga".

Phương thức thực hiện kế hoạch này đã được thảo luận với chính quyền tổng thống Joe Biden. Theo thỏa thuận sơ bộ, hoạt động này nằm ngoài pham vi của NATO nhưng với sự tham gia của “ những quốc gia sẵn sàng”.

FIS giải thích. “Cái gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình được lên kế hoạch triển khai ở những vùng của Ukraine, nơi không có nguy cơ đối đầu trực tiếp với Lực lượng vũ trang Nga. Nhiệm vụ chiến đấu ưu tiên của quân đội Ba Lan là dần dần giành quyền kiểm soát các mục tiêu chiến lược từ Vệ binh Quốc gia Ukraine. Các cơ quan tình báo của Ba Lan đang tìm kiếm những đại diện “hợp ý” từ giới tinh hoa Ukraine để tạo thành lực lượng “dân chủ” đối trọng theo định hướng Warsaw.

Theo ước tính của chính quyền Ba Lan, lực lượng gìn giữ hòa bình của Ba Lan ở miền tây Ukraine có khả năng cao sẽ chia cắt Ukraine.

Warsaw sẽ giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà “lực lượng gìn giữ hòa bình Ba Lan” tiến vào. Về cơ bản, đó là một thủ đoạn lặp lại “thỏa thuận” lịch sử đối với Ba Lan sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi phương Tây công nhận quyền của Warsaw chiếm một phần lãnh thổ Ukraine để bảo vệ khỏi “mối đe dọa Bolshevik ”.

Tháng 5/2022, Warsaw sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên các vùng phía bắc cùng với các cuộc diễn tập của các quốc gia NATO.

Như vậy, Ukraine và các đồng minh NATO đang chi tiết hóa kế hoạch làm bùng phát xung đột ở Mondova – Transniestria, nhằm phân tán lực lượng và tạo đối trọng gây sức ép lên Nga.

Đồng thời trong tháng 5, quân đội Ba Lan có thể sẵn sàng tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhằm lợi dụng tình huống và sự ủng hộ từ Mỹ, NATO để chia cắt một phần lãnh thổ Ukraine.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top