Gia cố bờ kè Hồ Gươm bằng cách nào?

(khoahocdoisong.vn) - UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến phương án sử dụng bờ kè bê tông công nghệ mới để khắc phục tình trạng một số đoạn quanh hồ đã xuống cấp. Các nhà khoa học cảnh báo về việc tác động đến hệ sinh thái có một không hai ở Hồ Gươm.

Sử dụng công nghệ mới nhất

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận này sớm tổ chức đấu thầu dự án chỉnh trang Hồ Gươm. Theo đó, quá trình chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm, thành phố Hà Nội sẽ cho thay thế toàn bộ bờ kè đá quanh hồ đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Sau 2 năm nghiên cứu, thành phố sẽ dùng công nghệ mới đó là dùng những khối bê tông nặng 2 tấn để kè xung quanh hồ. Mỗi khối bê tông dài khoảng 1m, được đặt thẳng xuống bờ hồ mà không phải dịch chuyển hay đào bới bất cứ thứ gì.

Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc kè lại bờ Hồ là việc làm thường xuyên, cần thiết để đảm bảo an toàn cho du khách và người dân, nhưng cần sử dụng công nghệ phù hợp và được các nhà khoa học đóng góp ý kiến cẩn thận vì đây là bộ mặt của Thủ đô. Do đó, kè Hồ Gươm phải an toàn, khoa học, tiết kiệm và theo đúng quy trình quy chuẩn nhà nước. Việc sử dụng vật liệu gì, công nghệ ra sao cần có ý kiến đánh giá của các nhà khoa học chứ không nên làm một cách ngẫu hứng.

Một số đoạn bờ Hồ Gươm đã sạt lở

Một số đoạn bờ Hồ Gươm đã sạt lở

Chúng ta đã có nhiều bài học về việc cải tạo hồ ở Hà Nội. Việc làm bờ kè ở Hồ Gươm phải cam kết không làm xấu đi hình ảnh của hồ, giữ nguyên hiện trạng nền tự nhiên đáy hồ, cũng như giữ nguyên hiện trạng cây xanh xung quanh hồ. Làm bờ kè này phải đảm bảo sao cho không bị cứng, cây cỏ mọc nhanh trả lại màu rêu phong phù hợp cảnh quan. Giải pháp kỹ thuật nào cũng không được làm thay đổi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

KTS Trần Huy Ánh đặt câu hỏi, đơn vị thi công đưa số liệu tấm bê tông dài 1m nhưng sâu đến 2,5m và đã thử nghiệm ở Hồ Tây, vậy đã có cơ quan nào kiểm nghiệm một cách khoa học về những tác động của phương pháp này đến hồ? Hệ thống cống thoát nước và các hệ thống phụ trợ có được làm đồng bộ với hệ thống kè không?

Đừng “động” đến hệ sinh thái hồ

GS.TSKH Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học Ứng dụng vào Đời sống và sản xuất cho biết, cần đánh giá tác động tới hệ sinh thái có sẵn của Hồ Gươm, trong quá trình thi công và tác động của bê tông đến chất lượng môi trường nước và bùn thế nào. Khi lắp đặt các tấm bê tông này thì mực nước hồ sẽ thay đổi thế nào? Các tấm bê tông này có làm ngăn mạch nước nối ra sông Hồng của Hồ Gươm hay không?

Theo GS.TSKH Dương Đức Tiến, hiện nay cả nước chỉ còn hai hồ có giá trị sinh học lớn là hồ Tây và Hồ Gươm. Trong Hồ Gươm có hàng trăm loài vi tảo, trong đó có những loài đặc hữu quý hiếm như tảo lục tạo nên màu xanh đặc trưng cho Hồ Gươm. Đa dạng sinh học Hồ Gươm rất khác so với các hồ khác trên toàn quốc, nên trong quá trình tác động, cải tạo hồ, xây kè, cần phải rất thận trọng. Trước đây các nhà khoa học cũng đã cảnh báo khi nạo vét hồ, cần giữ lại lớp bùn trên vì đây là môi trường sống của rất nhiều loại sinh vật, không nên nạo vét sạch bùn giống như cải tạo hồ Thiền Quang trước đây.

Được biết năm 2017, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã triển lãm các phương án xây dựng, chỉnh trang khu vực quanh Hồ Gươm để xin ý kiến người dân. Những hạng mục được đưa ra xin ý kiến gồm: Cải tạo, nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa; chiếu sáng; cây xanh, cảnh quan quanh hồ... Khi đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất nên thay kè bê tông bằng kè cỏ, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, nhưng đề xuất này chưa được xem xét.

Theo Đời sống
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top