Ghét gia vị

Các loại gia vị rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ, khi ăn phở có hồi, quế…loại gia vị này có tác dụng tốt với bộ máy tiêu hóa, làm dịu các cơn đau dạ dày, chữa ho và sổ mũi…

Con chị Trần Thu Ba (Nam Định) rất ghét các loại gia vị như hành tỏi, các loại rau thơm. Đi đâu ăn, cháu thường gắp hành bỏ ra, các loại rau thơm chỉ ăn rau xà lách. Từ nhỏ cháu đã không thích ăn các loại gia vị có mùi nên khi nấu ăn, chị Ba thường nấu riêng cho cháu. Món ăn nào nấu cho cả gia đình, chị cho đầy đủ hành tỏi, rau thơm, hạt tiêu, ớt còn nấu cho cháu gần như chị nấu không, không có bất cứ loại gia vị nào.

Lời bàn: LY Hoài Phương, Hội Đông y VN cho biết, các loại gia vị rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ, khi ăn phở có hồi, quế…loại gia vị này có tác dụng tốt với bộ máy tiêu hóa, làm dịu các cơn đau dạ dày, chữa ho và sổ mũi. Hồi có chứa hormon sinh dục nữ, kích thích tuyến sữa đối với những phụ nữ đang cho con bú, ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt, là nguồn cung cấp chất xơ, canxi và sắt cho cơ thể.

Với các loại rau gia vị, điển hình là rau mùi rất giàu vitamin K, giúp cải thiện độ bền của xương và hạn chế các cục máu đông. Gừng cũng là gia vị quan trọng. Gừng giúp giảm buồn nôn, là loại thuốc giảm đau dạng nhẹ trị viêm khớp, đau nhức xương cơ. Với hành, loại gia vị nhiều trẻ em và cả người lớn không thích nhưng có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với Staphylocucus, thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, vi khuẩn thối.

Hành ta là vị thuốc tốt trong việc điều trị ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, nước sắc chữa các chứng sốt rét, cảm, nhức đầu, phù thũng mặt, sáng mắt, lợi ngũ tạng, làm thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng nên không bệnh. Hành tây cũng chứa rất nhiều tinh dầu và hợp chất sulfur. Trong hành tây có chất kháng sinh rất mạnh là Phytoncid, khi nhai hành tây trong miệng từ 1-2 phút miệng trở nên rất sạch.

Hành tây có công dụng chữa ho, trừ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu, đắp mụn nhọt, táo bón, giảm mỡ trong máu…Mỗi loại gia vị có một công dụng riêng, vì vậy nếu chưa quen, có thể tập ăn dần mỗi hôm một ít chứ không nên nấu ăn cho các cháu theo chế độ riêng để khi lớn rồi vẫn không ăn được gia vị.

QA (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top