Gẫy lồi cầu xương đùi ảnh hưởng tới vận động khớp gối

Gẫy lồi cầu xương đùi là một chấn thương nặng. Bệnh nhân cần được xử lý nhanh nếu không sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xử lý sớm tránh biến chứng

Khối lồi cầu xương đùi là một phần quan trọng của khớp gối. Gãy lồi cầu xương đùi hay gặp ở người lớn, thường kết hợp với gãy xương bánh chè, gãy mâm chày và thương tổn các dây chằng bên, dây chằng chéo, sụn chêm, hoặc tổn thương mạch máu, thần kinh vùng kheo.

Gãy lồi cầu xương đùi làm ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của khớp gối nếu không được điều trị tốt. Nguyên nhân gẫy lồi cầu xương đùi là do các chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, một lực chấn thương mạnh làm đùi xoắn, vặn gây nên gãy. Người bệnh có triệu chứng khớp gối sưng to, bầm tím, lồi cầu xương đùi to bè hẳn ra, có thể cẳng chân vẹo vào trong hoặc ra ngoài tùy theo gãy lồi cầu trong hay lồi cầu ngoài.

Bệnh nhân sờ thấy điểm đau chói cố định ở đầu dưới xương đùi tương ứng với vị trí gãy, sờ thấy bập bềnh xương bánh chè, chọc hút khớp gối có máu. Bệnh nhân cần chụp xquang, chụp lồi cầu xương đùi 2 tư thế thẳng nghiêng, lấy cả khớp gối để phân loại dạng gãy và để chẩn đoán phân biệt với các loại gãy khác.

Gãy lồi cầu xương đùi là loại gãy phức tạp, song nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì xương liền và chức năng khớp gối được phục hồi dần. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp biến chứng shock do mất máu và đau đớn. Do bất động lâu ngày, bệnh nhân có thể hạn chế vận động khớp gối. Khi bệnh nhân bị gãy cần dùng thuốc giảm đau, cố định và đưa tới bác sĩ để chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột hoặc điều trị phẫu thuật nếu cần thiết.

PGS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top