Gai xương gót hạn chế đi bộ

Bà Nguyễn Thị Thìn (Bắc Ninh) rất thích đi bộ. Bà có thể đi bộ 3 lần/ngày, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo những người bị gai xương gót hạn chế đi bộ.

Gai xương gót hạn chế đi bộ (ảnh minh họa).

Bà nói, đã nghe bác sĩ phổ biến đi bộ để giảm nguy cơ tim mạch, giảm nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và tăng khả năng dung nạp đường.

Hôm vừa rồi đi bộ đón cháu, tự nhiên bà thấy nhói đau ở chân. Nhìn xuống không thấy dẫm vào vật gì nhưng cứ đặt chân xuống là đau. Bà đi khám, bác sĩ bảo bà bị gai xương gót cần hạn chế đi bộ nhiều.

Lời bàn: BS. Lưu Thúy Vân, Hội Thấp khớp học VN cho biết, đi bộ tốt cho sức khỏe, làm cho hệ xương được nuôi dưỡng đầy đủ, tăng khả năng hấp thụ canxi và phốt pho, giúp ngăn chặn loãng xương, làm cho xương chắc khỏe hơn.

Người cao tuổi đi bộ giúp tăng sự hưng phấn, giảm lo âu trầm cảm, cải thiện trí nhớ.

Việc đi bộ làm tăng sản sinh một số nội tiết tố, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Mặc dù đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng đi bộ được.

Người cao tuổi hay mắc các bệnh xương khớp như gai xương gót, thoái hóa khớp…thì đi bộ là không nên. Với trường hợp này, tốt nhất chuyển sang hình thức đạp xe, đạp tại chỗ trên máy tập vẫn đảm bảo các tác dụng như đi bộ.

MA (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top