Forbes: Ngành dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch nhờ đồ bảo hộ cá nhân

(khoahocdoisong.vn) - Nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trên thế giới tăng mạnh. Ngày càng nhiều hơn các đơn đặt hàng từ các nước đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp may mặc Việt Nam có thể trụ vững trước cơn bão suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra.

Mới đây, một hãng truyền thông của Mỹ, trang Forbes.com đã đưa tin về khả năng ứng phó của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước, trong khủng hoảng kinh tế.

Theo Forbes, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều ngành sản xuất, dịch vụ điêu đứng, thậm chí hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Ngành may mặc cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đó. Tuy nhiên, nhiều công ty dệt may Việt Nam đã nhanh chóng chuyển hướng may và sản xuất các trang thiết bị bảo vệ cá nhân phòng, chống Covid-19 như đồ bảo hộ, khẩu trang...

Trích dẫn số liệu thống kê từ Bộ Công Thương Việt Nam, Forbes cho biết, Việt Nam có khoảng 6.000 nhà máy may mặc và dệt, với gần 3 triệu lao động trong năm 2020. Năm 2020 là lần đầu tiên ngành dệt may ghi nhận tăng trưởng âm trong vòng 25 năm qua.

Ngay sau khi có thông tin dịch bệnh lây lan, mặt hàng khẩu trang trở nên khan hiếm, cung không đáp ứng đủ cầu. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam ban đầu đã hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa như khẩu trang, để đảm bảo có đủ nguồn cung trong nước, để giúp chống lại sự lây lan của virus.

Nắm bắt tình hình, nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển sang may khẩu trang vải để cung cấp cho thị trường trong nước.

Đến tháng 3/2020, hạn chế được dỡ bỏ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu xuất khẩu mặt hàng khẩu trang sang các nước Bắc Mỹ, châu Âu và các nước châu Á xung quanh. Tính đến cuối năm 2020, Việt nam đã xuất khẩu gần 1,2 tỷ chiếc khẩu trang.

Đưa ra ví dụ về Hàng hóa và Xuất khẩu Việt Nam (VGE) nhạy bén chuyển sang sản xuất khẩu trang bằng vải để tồn tại, Forbes đã dẫn lời một chủ doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang: “Mặc dù văcxin hiện được sản xuất và sử dụng, nhưng CDC vẫn khuyến nghị mọi người nên đeo khẩu trang. Vì văcxin là loại thuốc được triển khai chậm. Do đó, khả năng lây lan vẫn cao”.

"Nếu văcxin đạt hiệu quả, mọi người sẽ ít đeo khẩu trang hơn vào gần cuối năm 2021. Nhưng từ nay đến lúc đó, sản xuất khẩu trang vẫn là một ngành công nghiệp khổng lồ, chỉ bùng nổ trong một sớm một chiều. Việt Nam chắc chắn trở thành một ngôi sao sáng trong thương mại PPE toàn cầu vào năm 2020 và 2021”.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top