FiinRatings: Trả nợ 138.000 tỷ đồng trái phiếu trong 3 năm tới, bất động sản có tỷ lệ đòn bẩy tài chính "ở mức thấp"

Theo FiinRatings, có khoảng 73% giá trị trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong 3 năm tới (2022 - 2024), tương đương áp lực trả nợ gần 138.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành bất động sản vẫn có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức thấp.
bat-dong-san.jpg
Theo FiinRatings: Ngành bất động sản vẫn có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Ảnh minh họa

Theo FiinRatings (thuộc FiinGroup), biết ngành bất động sản có thể gặp phải một số áp lực sau chuỗi sự kiện Tân Hoàng Minh và Chính phủ siết chặt việc phát hành trái phiếu. 

Cần lưu ý, đánh giá của FiinRatings dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã loại trừ các công ty, dự án được lập ra nhằm mục đích huy động vốn trái phiếu hoặc vay vốn tín dụng ngân hàng.

Theo đó, FiinRatings cho biết, ngành bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản dân cư nói riêng "vẫn có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức thấp so với giai đoạn trước".

Mặt khác, sức khỏe tài chính các công ty bất động sản về tổng thể vẫn ở mức tương đối an toàn. Cụ thể, hiện hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu của các công ty bất động sản dân cư niêm yết hiện vào khoảng 0,7 lần, hệ số đánh giá năng lực trả lãi Ebitda/chi phí lãi vay là 1,8 lần và hệ số bao phủ nợ ngắn hạn ở mức 3,8 lần, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2014.

Trong giai đoạn 2022 - 2024, khoảng 73% giá trị trái phiếu bất động sản dân cư (tương đương 138.000 tỷ đồng/189.000 tỷ đồng toàn ngành bất động sản dân cư) sẽ đáo hạn.

FiinRatings đánh giá, lượng trái phiếu đến kỳ đáo hạn này "không chỉ tạo áp lực trả nợ lớn hơn với các doanh nghiệp bất động sản, mà còn tác động đến rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, chính là các định chế tài chính như công ty chứng khoán và ngân hàng".

Điều này còn "có thể tác động đến rủi ro thị trường cổ phiếu do cổ phiếu cũng được cầm cố để làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu hoặc lấy nguồn mua trái phiếu chất lượng thấp, trái phiếu có vấn đề như cơ quan quản lý đã chỉ ra" - báo cáo của FiinRatings nêu.

Cũng theo FiinRatings, hiện số dư nợ bằng ngoại tệ, bao gồm trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết vào khoảng 4 tỷ USD. Con số không lớn so với quy mô tín dụng của toàn ngành bất động sản (hiện ở mức 7,04% tổng dư nợ tín dụng nếu không tính dư nợ cho vay mua nhà).

Tuy nhiên, những tác động từ rủi ro tín dụng bất động sản có thể làm điểm xếp hạng quốc gia của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế và của tất cả ngành còn lại bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc bị áp dụng mức lãi suất cao hơn, làm giảm mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt.

Theo Đời sống
Vì sao công ty Đại Cát bị cấm đấu thầu?

Vì sao công ty Đại Cát bị cấm đấu thầu?

Mới đây, UBND huyện Vĩnh Linh đã ký văn bản cấm Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Đại Cát (Công ty Đại Cát) bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu 4 năm vì cố tình cung cấp tài liệu dự thầu không trung thực.
back to top