F0 tự chăm sóc mình tại nhà như thế nào?

Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TPHCM, hướng dẫn bệnh nhân F0 cần sử dụng nước muối sinh lý (dung dịch natri clorid 0,9%) để súc miệng, xịt, rửa mũi hoặc sử dụng nước súc miệng, sát khuẩn hầu họng nhiều lần trong ngày.

Các gói thuốc A,B,C sẽ được cấp phát thuốc cho những người mắc Covid-19 (F0) mới được phát hiện tại cộng đồng và đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định.

Gói thuốc A
(thuốc hạ sốt, giảm đau và vitamin)
Gói thuốc B (thuốc kháng viêm và kháng đông)
Gói thuốc C (thuốc kháng virus Molnupiravir)
Tác dụng
Hạ sốt và nâng cao thể trạng
Kháng viêm và chống đông
Kháng vi rút
Quy định cấp phát
Cấp ngay cho F0 khi tiếp nhận thông tin
Chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt, khi có chỉ định của bác sĩ
Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát.
Chỉ định
Người mắc COVID-19
Khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%)
F0 có triệu chứng nhẹ
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác)
Phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.
Cách dùng
Uống trong 07 ngày
Uống 01 liều duy nhất trước khi chuyển viện
Uống 05 ngày liên tục.
Liều dùng
Paracetamol 500mg: Uống 01 viên khi sốt trên 38,5 oC, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
Dexamethasone 0,5mg: Uống 01 lần, 12 viên
HOẶC
Methylprednisolone 16mg: Uống 01 lần, 01 viên.
Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg:
Uống ngày 02 lần (sáng 800mg, chiều 800mg)
Vitamin tổng hợp: Uống ngày 01 lần, lần 01 viên.
HOẶC
Vitamin C 500mg: Uống ngày 02 lần (sáng 01 viên, trưa 01 viên)
Rivaroxaban 10mg: Uống 01 lần, 01 viên.
HOẶC
Apixaban 2,5 mg: Uống 01 lần, 01 viên.
HOẶC
Dabigatran 220mg: Uống 01 lần, 01 viên.

Ngoài ra, theo Sở Y tế TPHCM, bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cũng có thể sử dụng một số các thuốc không kê đơn để điều trị các triệu chứng thường gặp.

tui-cham-soc-f0.jpg

Thuốc chống sung huyết làm giảm nghẹt mũi

- Phenylephrin hydrochlorid: thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau.

- Xylometazolin: Thuốc tra mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Benzalkonium.

- Naphazolin: thuốc nhỏ mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Diphenylhydramin và/hoặc Procain

Thuốc kháng histamin giúp giảm tiết nước mũi

- Clorpheniramin maleat: Thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau.

- Loratadin, Fexofenadin: thuốc uống làm giảm các triệu chứng chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi.

Thuốc ức chế ho

- Codein: thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, giảm đau.

- Sulfoguaiacol: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm hạ nhiệt, giảm đau, chống ho.

- Alimemazin tartrat: điều trị các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi

Thuốc long đàm, tan đàm

- Guaiphenesin thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với tác dụng chữa ho, hạ nhiệt, giảm đau.

- Terpin hydrat: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với codein làm loãng đàm, giúp dễ khạc đàm.

- Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein, Ambroxol giảm độ quánh của đàm, được dùng khi chất tiết phế quản đặc.

- Cao khô lá thường xuân có tác dụng long đàm, tan đàm, chống co thắt phế quản.

Dung dịch bù nước, điện giải

- Pha dung dịch Oresol theo hướng dẫn trên nhãn để uống khi bị tiêu chảy, mất nước.

Thuốc hỗ trợ điều trị

Các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để tăng sức đề kháng, điều trị triệu chứng hô hấp, giảm ho, sát khuẩn hầu họng.

Tuy nhiên, các chuyên gia về dược cảnh báo, do các thuốc ức chế ho, thuốc chống sung huyết có thể có các tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy không thể sử dụng các thuốc chống sung huyết trong thời gian dài.

Đối với trẻ em và những người có yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, bệnh tim) khi sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài các túi thuốc A, B, C, Sở Y tế cũng đã thông tin về các sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhằm phòng, chống dịch Covid-19:

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học (nếu cần) để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.

Sở Y tế TPHCM cho biết, tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng trong tuần qua là 107,3/100.000 người/tuần. 100,26% người trên 18 tuổi được tiêm văcxin ngừa Covid-19 mũi 1; 98,47% người trên 50 tuổi được tiêm văcxin.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top