F0 tăng rất nhanh, Hà Nội phân luồng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy cơ cao

F0 ở Hà Nội có nguy cơ rất cao như tình trạng cấp cứu, SpO2 dưới 90% sẽ được chuyển vào tầng 3 gồm 5 bệnh viện của Hà Nội, bệnh viện trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Ngày 6/1, Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 73/SYT-NVY về phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 lần thứ 6.

benh-nhan-nang(1).jpg
F0 tăng rất nhanh, Hà Nội phân luồng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy cơ cao

Theo chỉ đạo của Sở Y tế, các bệnh viện tầng 3 sẽ tiếp nhận F0  ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, Sp02 dưới 90%). Cơ sở tiếp nhận bệnh nhân tầng 3 gồm 5 bệnh viện của Hà Nội là Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và Sơn Tây; các bệnh viện trung ương/bộ/ngành; Riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân sản khoa.

Trước đây, bệnh viện tầng 3 ở Hà Nội sẽ tiếp nhận F0 từ 65 tuổi và chưa tiêm đủ liều văcxin; mắc bệnh lý nền; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.

F0 ở mức độ nguy cơ cao sẽ được xếp vào tầng 2 (như mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày, trẻ em dưới 3 tháng tuổi và F0 có Sp02 từ 90-96%). Các cơ sở tiếp nhận gồm các bệnh viện thuộc tầng 2 (thường là các bệnh viện các quận/huyện và một số bệnh viện thuộc Thành phố); riêng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận F0 sản khoa cần can thiệp chuyên khoa.

Trước đây, bệnh viện tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao, nay chỉ có trường hợp nguy cơ cao mới vào tầng 2.

F0 có nguy cơ thấp hoặc trung bình sẽ được điều trị ở tầng 1. Cụ thể, nhóm có nguy cơ trung bình gồm: Người từ 65 tuổi trở lên chưa phát hiện bệnh nền hoặc mắc bệnh nền ổn định (nghĩa là không dùng thuốc hoặc uống thuốc theo đơn tại nhà, không có triệu chứng của đợt tiến triển); người từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm văcxin; người mắc bệnh nền ổn định; có dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, khó thở… và Sp02 từ 97% trở lên. Nhóm này sẽ điều trị tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

Nhóm nguy cơ thấp gồm: những người từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền nhưng đã tiêm đủ liều văcxin; người từ 3 tháng tới dưới 49 tuổi không có bệnh lý nền hoặc bệnh nền đã ổn định, chưa tiêm đủ vaccine và Sp02 từ 97% trở lên. Nhóm này sẽ điều trị tại cơ sở thu dung của quận/huyện.

Nhóm F0 được quản lý, điều trị tại nhà gồm người từ 3 tháng đến dưới 49 tuổi chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ văcxin, không mang thai, sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường và Sp02 từ 97% trở lên.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt.

Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là các bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Sơn Tây, Mê Linh; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang Xanh Pôn, Sơn Tây và bệnh viện trung ương, bộ, ngành.

Với người có bệnh tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Đức Giang, Tâm thần Hà Nội và bệnh viện trung ương.

cũng theo Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở điều trị thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ và kết quả xét nghiệm của người bệnh COVID-19 để quyết định chuyển tuyến, ra viện, kết thúc cách ly; tập trung điều trị người bệnh nhẹ và không triệu chứng tại các cơ sở thu dung, hạn chế chuyển tầng, chuyển độ; ưu tiên giường bệnh tại bệnh viện để tiếp nhận người bệnh tầng 2, tầng 3.

Tới hết ngày 5/1, có hơn 35.500 bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội đang điều trị, trong đó có hơn 320 F0 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Cơ sở 2) và Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hơn 2.600 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3). Khoảng 6.700 F0 điều trị ở tầng 1 tại cơ sở thu dung điều trị của TP và quận/huyện. Số F0 điều trị tại nhà là gần 25.800 người.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top