F0 âm tính trước cách ly thế nào với những F0 còn lại trong gia đình?

Rất nhiều gia đình ở Hà Nội đã nhiễm COVID-19 và cùng điều trị tại nhà, nếu F0 âm tính trước có cần phải cách ly với các F0 còn lại? Đây là băn khoăn của rất nhiều người bệnh.

BS. Hoàng Thanh Tuấn, Học viện Quân y 103 cho biết, trong gia đình đều nhiễm COVID-19, có thể người nhiễm trước sẽ âm tính trước. Đối với những F0 âm tính trước, chúng ta nên thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế đảm bảo giãn cách để tránh tái nhiễm. Đặc biệt, trường hợp người vừa nhiễm COVID-19 sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn, nên khả năng mắc các biến chủng mới có thể xảy ra. Về mặt tâm lý và tình cảm, không cần cách ly tuyệt đối như việc gia đình 1 người bị nhiễm, có thể sinh hoạt chung nhưng đảm bảo thực hiện 5K, BS Tuấn lưu ý.

ThS Bùi Vũ Bình - trưởng khoa nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nếu trước đây người mắc biến chủng Delta rất khó tái nhiễm thì hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi mắc Delta, người bệnh có thể nhiễm tiếp chủng Omicron. Bởi vậy, nếu trong cùng một gia đình, những người đã mắc COVID-19 trong khoảng thời gian trước tháng 2 rất có thể tái nhiễm. Trong trường hợp này, người đã khỏi COVID-19 nên tuân thủ các khuyến cáo phòng, chống dịch. Tốt nhất nên cách ly với các F0 mới nhiễm trong nhà.

Đối với trường hợp cả gia đình mắc COVID-19 chỉ cách nhau vài ngày, theo ông Bình, tỉ lệ mắc chung một biến chủng là rất lớn, có thể không lây nhiễm. Tại một số nước khuyến cáo, người bị nhiễm rồi và khỏi bệnh (nhất là khi vừa khỏi với biến chủng đang lưu hành phổ biến) thì không bắt buộc phải phòng hộ nghiêm ngặt khi chăm sóc F0.

Ở nước ta, khi chưa có những khuyến cáo đầy đủ về biến chủng đang lưu hành phổ biến, số liệu cụ thể thì chúng ta cũng không nên chủ quan, vẫn nên thực hiện 5K khi chăm sóc F0, các chuyên gia cho biết.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top