Khoa học và Đời sống số 14-2025

Số 14 (4380) Thứ Năm (3/4/2025) 3 Sáng 2/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ Trung ương tới dự và chủ trì Hội nghị Quân uỷ Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cùng dự có Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp; Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xây dựng Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo xây dựng đề án, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã họp cho ý kiến nhiều lần, hoàn thiện đề án, báo cáo Quân ủy Trung ương. Kết luận tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với các chiến lược về quân sự, quốc phòng và đường lối quân sự quốc phòng. Đặc biệt, đã đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; kế thừa quan điểm và tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đã được xác định trong các nghị quyết, kết luận của Đảng; bảo đảm Quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trên cơ sở kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đề nghị, tiếp tục sắp xếp các tổ chức quân sự địa phương, bộ đội biên phòng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; bảo đảm “tinh - gọn - mạnh” hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối trung gian, thực sự là nòng cốt trong xây dựng và thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức cơ quan quân sự địa phương, bộ đội biên phòng tỉnh qua các thời kỳ và truyền thống lịch sử, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời bình, sẵn sàng mở rộng lực lượng và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, quá trình điều chỉnh, thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, phù hợp với đặc thù, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của quân đội. Tổng Bí thư cũng yêu cầu, sắp xếp theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước; sắp xếp các Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh theo các tỉnh được sáp nhập. Quá trình điều chỉnh mang tính tổng thể, đồng bộ, phù hợp với đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Bảo đảm được sự chỉ huy, thống nhất trong xây dựng khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc, giữ được sự ổn định; sau điều chỉnh bảo đảm hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, tiếp tục sắp xếp tổ chức quân sự địa phương, bộ đội biên phòng phù hợp với hệ thống; với quan điểm đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Xây dựng tổ chức quân sự địa phương, bộ đội biên phòng tỉnh thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ liên hoàn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm giao Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương tiếp thu nội dung kết luận của Quân ủy Trung ương, chỉ đạo hoàn thiện đề án trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Sau khi được Bộ Chính trị thông qua đề án, chỉ đạo xây dựng nghị quyết của Quân ủy Trung ương lãnh đạo triển khai thực hiện đề án; chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu điều chỉnh bổ sung về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, tác chiến khu vực phòng thủ, hệ thống tài liệu huấn luyện phù hợp với tổ chức biên chế mới; chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Đồng thời chỉ đạo cơ quan tiếp tục nghiên cứu về tổ chức của Ban chỉ huy quân sự xã, phường cho phù hợp với quy mô đơn vị hành chính cấp xã, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. NGUYỄN NGUYỄN CHUYỂN ĐỘNG 247 TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: Tiếp tục sắp xếp tổ chức quân sự địa phương bảo đảm “tinh - gọn - mạnh” Tổng Bí thư đề nghị, tiếp tục sắp xếp các tổ chức quân sự địa phương, bộ đội biên phòng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; bảo đảm “tinh - gọn - mạnh” hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối trung gian. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3, triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4 của Bộ Nội vụ mới đây. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong tháng 3, Bộ Nội vụ đã hoàn thành 106/109 nhiệm vụ cần thực hiện. Trong đó, Bộ đã ngay lập tức bắt tay vào việc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Về việc này, Bộ Chính trị đã cho ý kiến nhiều lần, trong đó xác định rõ chủ trương trong sắp xếp cấp tỉnh, định hướng chủ trương trong việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền cấp xã, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng bám sát, thực hiện tham mưu quyết liệt, thần tốc nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Các nhiệm vụ được thực hiện đúng tinh thần của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng là “vừa chạy vừa xếp hàng”. “Đây là khởi sự cho giai đoạn 2 trong cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy rất quyết liệt, rất thần tốc. Thời điểm này, chúng ta nhìn nhận dư luận đánh giá tốt về đề án. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển hùng cường và thịnh vượng”, Bộ trưởng Trà nói. Trong quý II và tháng 4, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà lưu ý dồn sức hàng đầu cho nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, đồng thời tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Nội dung này được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6. Chính quyền cấp xã sẽ bắt đầu vận hành từ 1/7, trong khi cấp tỉnh sẽ vận hành sau 30/8. Bộ trưởng Trà lưu ý, kể từ ngày 1/5, khối lượng công việc sẽ rất lớn khi 63 tỉnh, thành phố gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cùng thời điểm. Đồng thời, Bộ Nội vụ cần phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các Bộ, ngành điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc vận hành của chính quyền địa phương hai cấp, sau khi không còn cấp huyện. Theo lộ trình, Đảng ủy Chính phủ sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 11 để thông qua đề án của Đảng ủy Chính phủ. Sau đó, Bộ Chính trị sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp vào, dự kiến diễn ra vào ngày 16/4. Hội nghị cũng sẽ xác định một số nhiệm vụ trong sắp xếp lại Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát. “Ngày 1/7 là mốc để chính quyền cấp xã bắt đầu vận hành, ngày 30/8 là thời điểm toàn bộ hệ thống chính trị sau khi sắp xếp và tổ chức lại sẽ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ”, bà Trà nói. HẢI NINH Sắp bãi bỏ 11 nghị định về lao động, tiền lương Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/ NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 sẽ thay thế và bãi bỏ 11 nghị định liên quan trước đó. Theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP, 11 nghị định liên quan về lao động, tiền lương sẽ được bãi bỏ, bao gồm: Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 về lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước. Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP. Nghị định số 64/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP về việc tiếp tục thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020. Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP. Nghị định số 82/2021/NĐ-CP ngày 06/9/2021 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP. Nghị định số 79/2024/NĐ-CP ngày 02/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP và Nghị định số 82/2021/NĐ-CP. Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP. Việc ban hành Nghị định 44 giúp tinh gọn hệ thống văn bản pháp lý, loại bỏ các quy định chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhà nước trong quản lý lao động và chính sách tiền lương. Về việc phân phối tiền lương, Điều 19 Nghị định 44 của Chính phủ quy định người lao động và Ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành. Theo đó, tiền lương của người lao động được trả theo vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp của từng người vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương của ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền lương của tổng giám đốc, giám đốc (trừ trường hợp tổng giám đốc, giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động. Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện. Nghị định cũng quy định chi tiết mức lương cơ bản của thành viên hội đồng, kiểm soát viên làm việc chuyên trách, trong đó mức lương của chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng. NGUYỄN VĂN Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại hội nghị Hội nghị toàn quốc sắp xếp tỉnh, xã sẽ diễn ra ngày 16/4

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==