Số 14 (4380) Thứ Năm (3/4/2025) 22 UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm hoạt động khoáng sản khu vực Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đã có công văn gửi Công an tỉnh; Sở Nông nghiệp và Môi trường; UBND các huyện: Phú Ninh, Tiên Phước về việc kiểm tra, xử lý tình hình ô nhiễm nguồn nước sông Quế Phương, huyện Tiên Phước. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Phú Ninh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm hoạt động khoáng sản khu vực Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Các đơn vị, địa phương quản lý và thực hiện công tác phục hồi môi trường mỏ vàng Bồng Miêu theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt; quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Bồng Miêu (đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên qua huyện Tiên Phước). Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc tỉnh và UBND huyện Phú Ninh kiểm tra, xử lý dứt điểm hoạt động khoáng sản trái phép tại khu vực Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định. UBND huyện Tiên Phước thường xuyên phối hợp với UBND huyện Phú Ninh trong quá trình xử lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn tại khu vực giáp ranh với xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh; theo dõi, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng chỉ đạo xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. UBND huyện Tiên Phước cho hay, tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản vàng trái phép tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh bắt nguồn từ sông Bồng Miêu, xã Tam Lãnh mang theo chất thải, nước đục bị ô nhiễm nặng, màu vàng đục chảy qua dòng sông Quế Phương và sông Tiên làm cho nguồn nước bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhân dân các xã: Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Châu, Tiên Hà và thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước liên tục phản ánh, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Ngoài ra, tình trạng nước sông Tiên đục gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của những người dân sống xung quanh sông Quế Phương và sông Tiên của huyện Tiên Phước. VŨ LỆ ĐỜI SỐNG XANH Lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt quả tang 1 công nhân nấu nhôm thuê cho lò nhôm bà Nguyễn Thị Thịnh, đang đổ trái phép xỉ thải. Mơi đây, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và môi trường, Công an tỉnh Bắc Ninh ra quyết định khởi tố vụ án “Gây ô nhiễm môi trường”, tại khu Quan Nghè, xóm Trại, thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Trước đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt quả tang 1 công nhân nấu nhôm thuê cho lò nhôm do bà Nguyễn Thị Thịnh (sinh năm 1969) làm chủ, đang đổ trái phép xỉ thải phát sinh từ lò nấu nhôm ra khu đất phía sau lò. Tại thời điểm kiểm tra, lò cô đúc nấu nhôm của bà Thịnh đang hoạt động, có 3 công nhân đang làm việc. Cơ quan Công an đã phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành cân chất thải dạng xỉ bã nhôm đổ trái phép, xác định tổng khối lượng gần 123 tấn. Qua xác minh, thửa đất hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thịnh đang sinh sống và hoạt động nấu nhôm thủ công là đất nông nghiệp, mục đích sử dụng nuôi trồng thủy sản, không được cấp phép đất ở hay hoạt động kinh doanh sản xuất công nghiệp, cũng không được cấp phép chôn, lấp, đổ chất thải. Làng nghề Đại Bái nổi tiếng với các nghề chính như: đúc đồng, đúc nhôm và sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Từ năm 2002, Cụm công nghiệp làng nghề Đại Bái được xây dựng với diện tích 6,2 ha, do UBND xã Đại Bái quản lý, có 75 hộ sản xuất. Tuy nhiên, làng nghề và Cụm công nghiệp làng nghề Đại Bái không có khu xử lý nước thải tập trung; xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất cô đúc tái chế nhôm, đồng; không có hệ thống tự xử lý nước thải. Hiện, vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. KHÁ NH HOAI Bắc Ninh: Công an khởi tố vụ đổ trái phép 123 tấn chất thải VI PHẠM MÔI TRƯỜNG, Công ty Johnson Wood bị phạt 550 triệu đồng Yêu cầu xử lý dứt điểm hoạt động khoáng sản khu vực Bồng Miêu GIA ĐẠT Hành vi 1 là không có giấy phép môi trường theo quy định. Từ năm 2021, Công ty Cổ phần Johnson Wood đã đầu tư mở rộng (lắp đặt, thay mới trang thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, phát sinh chất thải nguy hại…) thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh… Hành vi 2 là chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với trường hợp chuyển giao từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại. Công ty Cổ phần Johnson Wood đã chuyển giao 1.500 kg chất keo phát sinh (dùng trong công đoạn ghép gỗ là loại chất kết dính sau khi sử dụng được phân loại là loại chất thải phải được kiểm soát) cho đơn vị không có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Hình thức xử phạt chính đối với cả 2 hành vi là 550 triệu đồng, trong đó hành vi 1 là 320 triệu đồng và hành vi 2 là 230 triệu đồng. Trước đó, ngày 14/3, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Johnson Wood. UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Johnson Wood có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp Tam Phước, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa về 2 hành vi. Công ty CP Johnson Wood Việt Nam KCN Tam Phước, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Khai thác vàng tại khu vực Bồng Miêu. ẢNH: BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Công an lấy mẫu đi phân tích.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==