Khoa học và Đời sống số 14-2025

Số 14 (4380) Thứ Năm (3/4/2025) 17 BẠN ĐỌC ALO CHUYÊN GIA Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc? HỎI: Tôi mới xét nghiệm bị mỡ máu, người khuyên dùng thuốc người bảo chỉ chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện. Xin hỏi, bị mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc? Nguyễn Thị Hương (Hà Nội) Trả lời: Xét nghiệm bộ mỡ máu gồm: cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C (mỡ tốt) và LDL-C (mỡ xấu), được coi như một xét nghiệm thông thường. Tuy nhiên, hầu như ai cũng bị tăng hoặc giảm một trong bốn thành phần trên. Nhiều người cho là “bình thường, không đáng ngại”, nhưng cũng có rất nhiều người lo lắng, tìm cách uống đủ các loại thuốc để mong mỡ máu về bình thường. Chỉ định điều trị của các bác sĩ cũng có thể rất khác nhau. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2019, việc chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cần được cân nhắc dựa trên nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, tiền sử đã có bệnh tim mạch hay chưa, gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không, bệnh đi kèm, mức độ rối loạn mỡ máu… Cụ thể: Nguy cơ tim mạch rất cao: Đã có bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, stent mạch vành, đột quỵ não, tai biến mạch não thoáng qua; Chụp mạch vành hoặc siêu âm động mạch cảnh thấy có hẹp > 50%. Đái tháo đường đã có các biến chứng mạn tính (mắt, tim, thận…) hoặc có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch, hoặc đái tháo đường typ 1 đã > 20 năm; Suy thận nặng, mức lọc cầu thận < 30 mL/phút; Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng. Điều trị: LDL-C từ 1,4 - < 1,8 mmol/L thay đổi lối sống và cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu; LDL-C ≥ 1,8 mmol/L phải dùng thuốc điều trị rối loạn Lipid máu. Nguy cơ tim mạch cao: Có yếu tố nguy cơ tim mạch nặng như choletsterol toàn phần > 8 mmol/L, LDL-C > 4,9 mmol/L, hoặc huyết áp ≥ 180/110mmHg; đái tháo đường ≥ 10 năm, hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác; Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch nặng; Bệnh thận mạn giai đoạn 3, mức lọc cầu thận từ 30 – 59 mL/phút. Điều trị: Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 1,8 - < 2,6 mmol/L cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu; LDL-C ≥ 2,6 - < 3,0 mmol/L phải dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Nguy cơ tim mạch trung bình: Các bệnh nhân trẻ tuổi (đái tháo đường typ 1 < 35 tuổi, đái tháo đường typ 2 < 50 tuổi) bị đái tháo đường < 10 năm, không có yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Điều trị: Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 2,6 - < 4,9 mmol/L cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu; LDL-C ≥ 4,9 mmol/L phải dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Nguy cơ tim mạch thấp: Không có các yếu tố nguy cơ nào kể trên. Điều trị: Đã thay đổi lối sống, mà LDL-C từ 3,0 – 4,9 mmol/L cân nhắc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu; LDL-C > 4,9 mmol/L phải dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu. TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai) THÔNG TIN DOANH NGHIỆP 12 trường hợp khám đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT HỎI: Tôi nghe nói, có quy định mới từ 1/7, rất nhiều người khám, chữa bệnh đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT. Xin hỏi, đó là những trường hợp nào? Nguyễn Thị Thương (Hà Nội) Trả lời: Theo quy định tại Điều 23, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 18, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024), có 12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến từ 1/7/2025 gồm: 1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả. Cụ thể, các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 gồm: - Khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. - Vận chuyển người bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o và r khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp đang điều trị nội trú hoặc cấp cứu phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 27 của Luật này. - Chi phí cho sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, thiết bị y tế, máu, chế phẩm máu, khí y tế, vật tư, dụng cụ, công cụ, hóa chất sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. 2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. 3. Khám sức khỏe. 4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. 5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. 7. Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên. 8. Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. 9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa. 10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. 11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. 12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. ThS.LS Trần Kim Thọ (Liên đoàn Luật gia Hà Nội) Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn Tài chính số đang dần trở thành một giải pháp thiết thực, không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp nhỏ và các dịch vụ ngân hàng, mà còn thay đổi hoàn toàn cách SME tiếp cận, sử dụng nguồn vốn. Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn. Tuy nhiên, hành trình ấy không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Rất nhiều SME vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính. Các quy trình vay vốn còn phức tạp, tốn thời gian và thiếu sự linh hoạt. Khoảng trống tài chính dành cho nhóm doanh nghiệp này hiện ước tính lên tới 24 tỷ USD - một con số cho thấy còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác đúng cách. Trong bối cảnh đó, tài chính số đang dần trở thành một giải pháp thiết thực, không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp nhỏ và các dịch vụ ngân hàng, mà còn thay đổi hoàn toàn cách mà SME tiếp cận và sử dụng nguồn vốn. Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và hệ thống xét duyệt tự động, một khoản vay giờ đây có thể được xử lý nhanh chóng chỉ với vài thao tác trên điện thoại. Không cần giấy tờ rườm rà, không mất thời gian chờ đợi - mọi thứ trở nên gọn nhẹ và phù hợp với nhịp vận hành nhanh của những người làm kinh doanh. Đi xa hơn những dịch vụ tài chính cơ bản, một số ngân hàng tại Việt Nam đang chủ động xây dựng hệ sinh thái số dành riêng cho SME: từ giải pháp thanh toán, kết nối thương mại điện tử đến tư vấn tài chính chuyên sâu. Mọi nhu cầu đều được tích hợp, giúp doanh nghiệp không chỉ có vốn mà còn vận hành thông minh hơn, kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn và tăng khả năng thích nghi với thị trường. Tiêu biểu như HDBank - ngân hàng vừa được tổ chức quốc tế The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”. Không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, HDBank đang đồng hành cùng cộng đồng SME bằng cách tạo ra một hệ sinh thái tài chính số thực sự phù hợp: từ duyệt vay online qua AI, định giá tín dụng thông minh cho đến tích hợp thanh toán - tất cả đều hướng đến một trải nghiệm gọn nhẹ, nhanh chóng nhưng vẫn chính xác và minh bạch. Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận chuyên môn, mà còn là tín hiệu tích cực cho cộng đồng những người làm kinh doanh nhỏ - rằng nếu chọn đúng đối tác, họ hoàn toàn có thể bắt đầu từ một quy mô khiêm tốn và vươn ra thị trường lớn hơn với tốc độ của kỷ nguyên số. Bởi trong thời đại này, “ngân hàng” không còn đơn thuần là nơi để gửi tiền hay vay vốn, mà đã trở thành một nền tảng đồng hành - nơi những người dám nghĩ lớn có thể bắt đầu hành trình dài bằng những công cụ thông minh và phù hợp hơn bao giờ hết. PV Mức độ mỡ máu cần điều trị. ẢNH BSCC Ông Nguyễn Văn Hảo (giữa) - Phó Tổng giám đốc HDBank đại diện Ngân hàng nhận giải thưởng từ The Asian Banker

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==