Số 14 (4380) Thứ Năm (3/4/2025) 13 THÔNG MINH "Nhìn thì đẹp, tiện lợi mang đi du lịch tuy nhiên nghe được 2 bài tầm 10 phút thì hết pin rõ quảng cáo dùng được 15h, âm thanh thì rè rè,...", anh Văn mua loa giá mini rẻ chia sẻ. Chuyến đi du lịch sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu bên cạnh ta có thêm âm nhạc. Nếu bạn là một người đam mê xê dịch, hãy sắm ngay cho mình chiếc loa mini cho những chuyến đi thêm phần thú vị. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng mang đến cho người dùng trải nghiệm âm thanh tốt. Dạo 1 vòng thị trường cho thấy, sản phẩm loa Bluetooth rất đa dạng từ kích thước, thiết kế, hình dáng cho đến màu sắc giá thành khác nhau: Loa Bluetooth JBL Charge 5 3.160.000, Loa Bluetooth JBL Flip Essential 2 1.990.000, Loa Bluetooth Xiaomi Sound Outdoor 1.290.000, Loa Bluetooth Rezo Play 490.000... Ngoài ra, thị trường còn xuất hiện nhiều dòng giá rẻ, như: Loa Bluetooth Mini BASIX X1 Không Dây, Trứng Nhấp Nháy 56.000, Loa Bluetooth SC211 Mini Nghe Nhạc Không Dây Nhỏ Gọn 89.000, loa JBL GO3 mini 149.000… Ham giá “mềm”, một số người khi đã mua dòng sản phẩm trên và… thất vọng. Anh Văn (Hoàng Mai) cho biết, sản phẩm rất kém. "Nhận hàng nhìn thì đẹp, tiện lợi mang đi du lịch tuy nhiên nghe được 2 bài tầm 10 phút thì hết pin rõ quảng cáo dùng được 15h, sạc mãi không lên pin. Giờ bỏ xó đúng là phí tiền”, anh Văn nói Anh Châu - Chủ cửa hàng Thiết bị âm thanh Bảo Châu (Hà Nội) cho hay, giá cả là một tiêu chí được người dùng quan tâm khi mua bất kỳ sản phẩm nào, loa cũng vậy. Người dùng nên chọn loa có giá cả phù hợp túi tiền nhưng phải lưu tâm cả những yếu tố khác. Khi mua loa Bluetooth, người sử dụng nên chọn sản phẩm của những thương hiệu chất lượng và uy tín như: Sony. LG, Dalton, Harman… Điều này giúp người dùng có những chiếc loa đảm bảo được chất lượng về âm thanh, khả năng kết nối tốt. THU GIANG SẢN PHẨM BEST SALES QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT TUẤN MINH – CHÍNH TRÍ Lý do thương hiệu ô tô GAC AION ế ẩm, ra đi “không kèn trống” ở Việt Nam GAC AION – thương hiệu xe điện được mệnh danh là "kỳ lân công nghệ" của Trung Quốc sau chưa đầy 6 tháng có mặt tại Việt Nam đã cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của một "cuộc rút lui âm thầm". Bảng hiệu bị tháo dỡ, fanpage dừng cập nhật, đại lý duy nhất chuyển hướng sang phân phối xe BYD... Tất cả đều là chỉ dấu cho một sự thật: thị trường ô tô Việt Nam không dễ để một tay chơi mới, dù sở hữu bề dày thành tích ở quê nhà, có thể dễ dàng chen chân. Từ kỳ vọng đến thực tế phũ phàng GAC AION là công ty con của GAC Group một trong những tập đoàn năng lượng và công nghiệp ô tô lớn của Trung Quốc. Chỉ sau chưa đầy 4 năm thành lập nhà máy đầu tiên (2019), đến năm 2023, AION đã cán mốc 1 triệu xe bán ra toàn cầu (Theo Reuters). Với đà tăng trưởng ấn tượng đó, việc AION mở rộng sang thị trường Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam được xem là bước đi tất yếu. Tháng 10/2024, AION chính thức giới thiệu các mẫu xe điện như AION ES và Y Plus tại thị trường Việt Nam. Đơn vị phân phối được uỷ quyền là Harmony, đồng thời showroom đầu tiên đặt tại quận 7, TP HCM cũng đi vào hoạt động. Hãng từng kỳ vọng sẽ mở rộng lên 20 đại lý trong năm 2025 và đạt doanh số hàng ngàn xe trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, tất cả những kế hoạch đó đang đứng trước nguy cơ phá sản. Theo ghi nhận mới nhất từ tháng 3.2025, showroom duy nhất của AION tại TP HCM đã tháo bỏ bảng hiệu thương hiệu và thay bằng nhận diện BYD. Fanpage chính thức cũng không cập nhật thêm bất kỳ thông tin nào kể từ đầu tháng 3. Đại diện của Harmony cho biết họ "đang mở rộng danh mục sản phẩm" chứ không loại bỏ AION, nhưng thực tế tại showroom lại cho thấy điều ngược lại: các mẫu xe AION bị đẩy xuống hàng phụ, không còn vị trí trưng bày trung tâm như trước. Không có kế hoạch giải bài toán xây dựng thương hiệu Một trong những sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của AION tại Việt Nam chính là việc không đầu tư bài bản cho hoạt động marketing và xây dựng nhận diện thương hiệu. Dù mang danh "kỳ lân xe điện Trung Quốc", AION lại hoàn toàn mờ nhạt trong tâm trí người tiêu dùng Việt. Không có chiến dịch truyền thông quy mô. Không tổ chức sự kiện trải nghiệm sản phẩm thường xuyên. Không có mặt ở các triển lãm lớn, hội chợ hay những sân chơi công nghệ mà các hãng xe điện khác như VinFast, MG hay BYD đang tận dụng triệt để. Sự hiện diện trên mạng xã hội cũng yếu ớt, thiếu tương tác và gần như "bỏ mặc" sau giai đoạn giới thiệu ban đầu. Trong khi đó, thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt vẫn đặt nặng yếu tố "thấy tận mắt, sờ tận tay". Khách hàng sẽ không mua một chiếc xe đặc biệt là xe điện, vốn còn nhiều bỡ ngỡ chỉ vì lời quảng cáo. Người tiêu dùng cần được trải nghiệm, được bảo chứng bởi hệ thống dịch vụ và hậu mãi đáng tin cậy. AION đã thất bại trong việc xây dựng niềm tin đầu tiên ấy. Không chỉ yếu về thương hiệu, AION còn tự hạn chế khả năng tăng trưởng khi chỉ mở một showroom duy nhất tại TP HCM. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với xu thế phát triển mạng lưới bán hàng rộng khắp, yếu tố then chốt để phủ thương hiệu và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng. Trước đó, hãng từng tuyên bố sẽ phát triển hệ thống lên 20 đại lý trong năm 2025. Nhưng đến hết quý I/2025, con số vẫn là... một. Trong khi đó, các đối thủ như VinFast, Hyundai, Toyota hay thậm chí là BYD đều đã có hệ thống phân phối và bảo dưỡng trải dài khắp các tỉnh thành. Không phủ sóng, không hậu mãi, tức là không điểm tựa. Ngay cả khách hàng muốn mua cũng không biết... mua ở đâu, sửa ở đâu, sạc ra sao, và sau 5 năm thì còn ai bảo hành nữa không. Đây là rào cản cực lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào, nhất là trong một thị trường đặc thù như xe điện. Doanh số bằng 0, thực tế đau đớn "phũ phàng" Có thể xem doanh số là tấm gương phản chiếu rõ nhất sức khỏe của một thương hiệu. Và trong trường hợp của AION tại Việt Nam, bức tranh này hoàn toàn ảm đạm. Theo nguồn tin nội bộ được biết, suốt gần 6 tháng ra mắt, GAC AION không bàn giao được bất kỳ chiếc xe nào đến tay khách hàng. Một vài khách từng đặt cọc cũng phải rút lại do hãng không có kế hoạch giao xe cụ thể. Mục tiêu bán vài nghìn xe mỗi năm vì thế nhanh chóng trở thành "giấc mơ giữa ban ngày". Ở chiều ngược lại, BYD cũng là những hãng ôtô điện đến từ Trung Quốc nhưng họ liên tục tham gia các hội chợ chuyên ngành, tổ chức lái thử ở nhiều tỉnh thành, đồng thời triển khai những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để gia tăng độ phủ thương hiệu. Thế nhưng, ngay cả BYD với tất cả những nỗ lực ấy, hiện nay vẫn đang phải vật lộn với rào cản tâm lý và sự hoài nghi từ người tiêu dùng Việt. Trong bối cảnh đó, việc một thương hiệu như AION, gần như không có hoạt động nổi bật nào, lại kỳ vọng có thể nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng, là điều vừa ngây thơ, vừa thiếu thực tế. Chính vì vậy, không có gì bất ngờ khi đại lý Harmony dần chuyển trọng tâm sang BYD và âm thầm "gác lại" AION. Cuối cùng, thất bại của AION còn đến từ yếu tố căn bản nhất: niềm tin. Không có thương hiệu mạnh, không hiện diện thường xuyên, không có đại lý đủ để bảo đảm hậu mãi, tất cả khiến người tiêu dùng Việt hoài nghi. Trong ngành ô tô, đặc biệt là ô tô điện niềm tin không thể được mua bằng quảng cáo. Nó đến từ cam kết lâu dài, từ dịch vụ thực tế, và từ cảm nhận người dùng. AION chưa làm được điều đó. Họ đến như một "ngôi sao băng", nhưng lại không đủ sáng để được nhớ đến. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển xe điện hàng đầu Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vì thế, đây là thị trường đòi hỏi các hãng xe phải thực sự nghiêm túc, bài bản và có chiến lược đường dài. Thất bại của GAC AION là lời cảnh tỉnh rõ ràng: chỉ có sản phẩm tốt là chưa đủ. Người tiêu dùng Việt muốn được đảm bảo, muốn thấy sự hiện diện lâu dài, muốn cảm thấy rằng họ đang đầu tư vào một thương hiệu chứ không chỉ là một chiếc xe. Và nếu không thể đáp ứng những điều đó, thì dù là kỳ lân hay gã khổng lồ công nghệ, cũng không thể tránh khỏi viễn cảnh phải rời cuộc chơi. Chưa đầy 6 tháng ra mắt thị trường Việt Nam, GAC AION – thương hiệu ô tô điện được mệnh danh là "kỳ lân công nghệ" của Trung Quốc đã âm thầm rút lui "không kèn trống". Loa mini kết nối không dây giá 149.000 liệu có chất lượng?
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==