Khoa học và Đời sống số 42-2024

Số 42 (4356) Thứ Năm (17/10/2024) 3 Tại đây, sau khi nghe lãnh đạo địa phương, đại diện các lực lượng vũ trang báo cáo về tình hình xây dựng, phát triển và bảo vệ đảo Cồn Cỏ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ xúc động trước tình cảm nồng nhiệt, sự tiếp đón chu đáo của Đảng bộ, chính quyền, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo; cho biết đây là lần đầu tiên đến thăm đảo Cồn Cỏ - nơi được mệnh danh là “hòn ngọc xanh trên miền đất lửa Quảng Trị”. Nhấn mạnh ấn tượng về một Cồn Cỏ có vẻ đẹp tự nhiên hiếm có, bình yên nằm giữa biển trời bao la, đầy sức sống và hiên ngang, kiên cường trấn ải bảo vệ chủ quyền nơi tiền tiêu của Tổ quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định đảo Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược biển đảo, là đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao và trân trọng các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo về những đóng góp quan trọng, hy sinh, gian khổ trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nhấn mạnh, trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đảo Cồn Cỏ được mệnh danh là “pháo đài bất khả xâm phạm”, “chiến hạm thép không bao giờ chìm”, “chiến hạm bất khuất canh giữ Biển Đông Tổ quốc”, là “con mắt thần ở Biển Đông” hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió. Ngày nay, Cồn Cỏ tiếp tục giữ vai trò quan trọng về quân sự - quốc phòng trên biển, coi như một tiền đồn kiểm soát an ninh trật tự trên biển, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Quân và dân huyện đảo đã chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ hòn đảo rất tốt, giữ được hệ sinh thái ba tầng rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển đảo. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Xuất phát từ yêu cầu này, trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của đảo Cồn Cỏ trong phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh trên biển, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị huyện đảo tiếp tục củng cố an ninh quốc phòng biển đảo, chú ý sự gắn kết liên hoàn về an ninh quốc phòng giữa Cồn Cỏ và các đảo khác. Đồng thời xây dựng Cồn Cỏ thành khu vực phòng thủ vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bảo đảm môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu, chăm lo thật tốt đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, bà con sống, lao động trên đảo, đảm bảo điều kiện học hành và chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân. Trong đó, xem xét thực hiện chính sách miễn học phí, chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế đầy đủ cho trẻ em sinh sống trên đảo, hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho bà con sinh sống và làm việc trên đảo không thấp hơn phúc lợi trên đất liền. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đảm bảo việc cung ứng điện, cấp nước sạch, cung ứng dịch vụ viễn thông đầy đủ, ổn định cho người dân trên đảo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch. Cùng với đó là khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi gắn với xây dựng đảo Cồn Cỏ thành trung tâm du lịch, dịch vụ và tiền đồn ở Biển Đông. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên đảo, nâng cấp bến cảng phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, khai thác hải sản và đảm bảo đời sống dân sinh; tiếp tục bảo vệ tốt tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của biển đảo, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ để khai thác các tiềm năng thiên nhiên; thu hút giáo viên, bác sĩ đến đảo lập nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý phát triển du lịch phải theo hướng bền vững, không nên phát triển đại trà, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, đảm bảo không để lại dấu chân sinh thái; bảo vệ môi trường, cảnh quan biển đảo, vì Cồn Cỏ chỉ đặc biệt hấp dẫn khi bảo tồn được giá trị lịch sử, giá trị sinh thái và sạch sẽ, không rác thải nhựa ra biển. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn chính quyền và nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ tiếp tục củng cố mối đoàn kết, gắn bó cấp ủy, chính quyền, các lực lượng và nhân dân trên đảo; bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của các cấp ủy Đảng trên tất cả các mặt; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững huyện đảo. M.N CHUYỂN ĐỘNG 247 Cần xét kỹ dự án nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đệm vịnh Hạ Long Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh có báo cáo và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét chấp thuận đối với Phương án chi tiết nuôi trồng thủy sản tập trung trên vùng đệm vịnh Hạ Long, thuộc địa bàn thành phố Hạ Long. Mục tiêu của dự án là tạo sinh kế ổn định lâu dài cho người dân địa phương nuôi trồng thủy sản bền vững; Phát triển nuôi biển của Hạ Long là một sản phẩm du lịch mới phù hợp với sự phát triển của du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, du lịch trải nghiệm nhằm nâng cao vị thế di sản thiên nhiên thế giới của Vịnh Hạ Long… Vị trí nghiên cứu lập phương án chi tiết nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn thành phố Hạ Long nằm tại Khu vực bảo vệ II (Vùng đệm) của Di tích Quốc gia đặc biệt, Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với quy mô 260ha. Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, cần cân nhắc và đánh giá thật kỹ về dự án này vì vị trí xin triển khai nằm ở vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh đánh giá cao vai trò bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long của vùng đệm khi đây được xem là “tấm giáp” ngăn chặn sự can thiệp, xâm hại vùng lõi. Do đó, nếu có hoạt động kinh doanh, sản xuất gì ở vùng này cũng cần phải xem xét thật kỹ về vấn đề ô nhiễm môi trường, thiên nhiên. “Nếu vùng đệm có thể phát triển du lịch thì nên khuyến khích, còn nếu để nuôi trồng, kinh doanh, sản xuất thì không phù hợp vì sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh bày tỏ quan điểm về thông tin dự án mà UBND tỉnh Quảng Ninh nêu trên. Theo Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nên khuyến khích phát triển kinh tế du lịch ở vùng đệm trên nguyên tắc bảo vệ vùng lõi, không được gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, không nên phát triển ồ ạt. Trường hợp nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch tại vùng đệm là không hợp lý, vì khi cho các loại nhuyễn thể, sinh vật ăn cũng đã có thể gây ô nhiễm môi trường. THIÊN TUẤN TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển Do nước sông Hồng tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) lên cao, lưu tốc nước lớn, Lữ đoàn 249 - Binh chủng Công binh phải “cắt” cầu phao khẩn cấp. Ngày 16/10, tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, do nước lên cao, lưu tốc nước lớn, để đảm bảo an toàn cho nhân dân và phương tiện đi lại, Lữ đoàn 249 “cắt” cầu phao Phong Châu khẩn cấp từ 8h30 sáng cùng ngày. “Khi đủ điều kiện an toàn Lữ đoàn 249 sẽ tiếp tục bắc cầu phục vụ việc đi lại”. Trước đó, cầu phao Phong Châu (bắc qua sông Thao, nhánh chính của sông Hồng, nối giữa 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) được Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) phối hợp với lực lượng chức năng lắp đặt và hoàn thiện đưa vào sử dụng từ sáng 30/9, sau sự cố cầu Phong Châu sập. Vị trí lắp đặt cầu phao Phong Châu cách cầu bị sập khoảng 400m. Cầu phao Phong Châu với cơ chế đóng/ mở từ 6h đến 22h hàng ngày theo điều tiết của lực lượng chức năng. Theo đo, người, xe thô sơ, xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) được phép lưu thông qua cầu phao theo hai chiều, tốc độ tối đa cho phép 5 km/giờ. Tuy nhiên, vào tối 1/10 do nước lũ ở thượng nguồn đổ về, mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy lớn, Lữ đoàn 249 đã quyết định tạm thời “cắt” cầu phao Phong Châu. Trước tình hình nêu trên, lực lượng quân đội đã tổ chức phà thay thế cầu phao khi nước sông Hồng chảy xiết. Đến ngày 6/10, cầu phao được nối lại, hoạt động cho tới sáng 16/10. Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra vào khoảng 10h ngày 9/9. Thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó có 1 xe ôtô tải, 2 xe ôtô đầu kéo, 6 xe môtô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích. Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 4 thi thể. GIA ĐẠT Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc tại huyện đảo Cồn Cỏ sáng 16/10. ẢNH: BÁO QĐND Ngày 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, làm việc và trao quà động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Nước sông Hồng dâng cao, cắt khẩn cấp cầu phao Phong Châu Cầu phao Phong Châu được “cắt” từ sáng 16/10 do mực nước sông Hồng dâng cao.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==