"Duyên nợ" với Khoa học và Đời sống

(khoahocdoisong.vn) - Tập thể báo KH&ĐS thực sự là một đại gia đình thân ái, gắn bó với nhau trong công việc và trong cuộc sống.

1.Tôi có “duyên tình” với Báo Khoa học và Đời sống (KH&ĐS) từ rất lâu rồi. Một thời làm biên tập ở Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, cùng có trụ sở với báo tại 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, tôi đã chơi thân với nhiều phóng viên của báo. Chị Nguyễn Thị Xuân vốn là bạn thời sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.  Bích Hà là bạn thân, cùng sở thích đọc sách và đi khám phá khắp Hà Nội.  Trần Thu Hiên là cộng tác viên dịch sách khoa học viễn tưởng do tôi biên tập. Anh Lê Trọng Bổng và Hữu Hưng từng “rủ rê” tôi về báo. 

Báo Khoa học và Đời sống mừng thọ 90 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo Khoa học và Đời sống mừng thọ 90 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôi vốn là kỹ sư địa chất, đã viết một số sách và báo cho trẻ em. Số phận đưa đẩy tôi về làm báo Thiếu niên và từ đó tham giasáng lập ra tờHoa Học Trò.Từ trước năm 2000, báo KH&ĐS khuyết vị trí phó tổng biên tập, Tổng biên tập Trần Thu Hiên đề nghị với Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật xin tôi về. Tôi  đã hoàn thành sứ mệnh với báo Hoa, đã đến lúc “chuyển trường” sang tờ báo có duyên nợ. Trung ương Đoàn bác đơn xin chuyển công tác của tôi.

Mãi đến đầu năm 2002, tôi về nghỉ hưu, được một số tờ báo, như tờ Dân trí, có ý định kéo về, nhưng KH&ĐSđã “cầu hôn” trước rồi.Trần Thu Hiên thúc giục, không một ngày nghỉ phép, chưa bàn giao với tòa soạn cũ, tôi đã lập tức sang nhận việc ở tờ báo mới.

Do quá tuổi về hưu, tôi không có “chính danh” Phó TBT, nhưng cũng chẳng sao.  TBT Trần Thu Hiên phải quản công việc chung của Tòa soạn, tin cậy giao cho tôi phụ trách mảng biên tập. Hầu hết phóng viên đều còn trẻ, đã quen biết tôi, nên mọi việc đều suôn sẻ.

Kỉ niệm với Báo KH&ĐS

Kỉ niệm với Báo KH&ĐS

Theo kinh nghiệm tôi có được, mỗi tờ báo phải nắm bắt được đối tượng bạn đọc của mình: Họ là ai? Họ cần gì, muốn gì ở tờ báo? Từ những ngày báo Khoa học thường thức đến nay, đối tượng và trình độ bạn đọc đã thay đổi. Tôi mở cuộc “trưng cầu ý kiến bạn đọc” dưới dạng vui vui, gọi là “Thỉnh quân sư”. Đông đảo bạn đọc hưởng ứng, càng thúc đẩy chúng tôi cải tiến thêm để đáp ứng mong mỏi của họ. Bạn đọc Trịnh Tố Long đoạt giải nhất, trở thành cộng tác viên thân thiết của báo.
Tôi cũng lôi kéo thêm những cây bút quen biết  như các a

h Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Vy, Lê Văn Lan, Trần Đăng Khoa…về cộng tác với báo.

Anh Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Hội mời tôi lên trao đổi về định hướng của tờ báo.

Với chức năng của Hội, tờ báo cũng đóng vai trò phản biện xã hội của trí thức. Để đáp ứng, tôi đề xuất mở mục “Trí ngôn” (lời của trí thức), ngắn gọn, trực diện, in trên trang 1. Ngoài ra, cũng có thêm những mục khác như Thấy mà ngẫm hay Chuyện nhặt dọc đường…rất đời thường.

 Lãnh đạo Liên hiệp Hội nhắc tôi, nội dung của báo nên hàm chứa cả lĩnh vực khoa học xã hội. Chúng tôi đã mở ra những đề tài về ngôn ngữ, lịch sử và cả văn học… Đặc biệt, có một trang mục riêng dành cho nhà sử học Lê Văn Lan trả lời những thắc mắc của bạn đọc. Những bài viết này đã được tập hợp in thành cuốn “Lịch sử Việt Nam- Hỏi và đáp” gồm 99 câu chọn lọc.

Báo vẫn giữ những chủ đề cốt lõi mang tính thời sự, những đề tài khoa học nóngtrong nước và trên thế giới.

Để báo khoa học “không khô khan” (như một số bạn đọc yêu cầu), báo trở lại chọn đăng những truyện trinh thám, khoa học viễn tưởng ngắn và hấp dẫn. (Trước đây Khoa học thường thức đã từng làm có hiệu quả).

Mấy bạn trẻ đề xuất mục tiểu phẩm, mang tính thời sự, hài hước, đả kíchcác thói xấu, các hiện tượng tiêu cực và có tính xây dựng. Không tìm được người viết, tôi bèn tự đảm nhận mục “Cà phê cuối tuần”. Nhiều bạn đọc cho biết,mỗi khi báo về là mở ra đọc mục này trước. Một bạn đọc 75 tuổi từ Thanh Hóa ra chữa bệnh, khi ra viện đã tìm đến tòa soạn để gặp bằng được ông Nguyễn Tại Hạ!Một bác sĩ quân y 103 đến tòa soạn gặp Tổng biên tập cũng khen mục này. Tôi đã duy trì quánCà phê cuối tuầnđược hơn 100 số, tiếc rằng không tập hợp để in.

Trong những năm làm báo KH&ĐS, tôi cũng đã cùng tòa soạn khai phá thêm một số ấn phẩm phụ: KH&ĐS dành cho người cao tuổi, KH&ĐS dành cho miền núi và tạp chí U18 dành cho tuổi mới lớn…

Tác giả trong một chuyến công tác ở Nghệ An

Tác giả trong một chuyến công tác ở Nghệ An

3. Tập thể báo KH&ĐS thực sự là một đại gia đình thân ái, gắn bó với nhau trong công việc và trong cuộc sống.

Tôi vẫn còn nhớ các cuộc thiđọc báo dành cho bạn đọc. Giải thưởng mỗi kỳ là chiếc xe đạp, được chúng tôi mang đến tận Hải Dương, Kim Bôi, Nghệ An…trao tặng tận tay người trúng giải.

Tôi nhớ những năm báo chủ trì “Cuộc thi quốc gia về Nước” dành cho học sinh trung học. Tôi cùng Phạm Thanh, Lê Thành rong ruổi đến các trường từ miền núi đến miền Nam phát động các em dự thi. Kết quả cuộc thi mấy năm rất khả quan, đã cử được các nhóm học sinh trúng giải sang Thụy Điển bảo vệ sáng tạo của mình.

Nhà báo Nguyễn Như Mai

Nhà báo Nguyễn Như Mai

Tôi nhớ cùng các bạn trong Tòa soạn đến chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng rất quan tâm và đánh giá cao đóng góp của báo.
Tôi nhớ cả những đêm tổ chức lễ Nô-en cho các cháu trong tòa soạn. Tôi đóng giả Ông già Tuyết bôi mặt đỏ au, nói xi la xi lô, vậy mà cũng có cháu nhận ra ông Mai…

5 năm “duyên tình” với KHĐS là một thời gian vô cùng hạnh phúc trong cuộc đời làm báo “cuối mùa” của tôi. Mặc dù đến nay, có người đã về hưu, có người chuyển sang báo khác, nhưng tình cảm của chúng tôi vẫn thân thiết như xưa.

Theo Đời sống
Ngã rẽ và những món quà ý vị

Ngã rẽ và những món quà ý vị

(khoahocdoisong.vn) - “Về Sài Gòn làm báo nhé! Có tờ báo nọ đang tuyển người… như ông”, lời rủ rê của anh bạn - phóng viên một tờ báo tại TPHCM khiến tôi nhiều đêm suy nghĩ. Tờ báo mà anh bạn giới thiệu là KH&ĐS. 
Đáng tự hào vị thế một tờ báo khoa học

Đáng tự hào vị thế một tờ báo khoa học

(khoahocdoisong.vn) - Mùa thu năm nay Báo KH&ĐS mà tiền thân là Báo Khoa học thường thức ra đời vừa tròn sáu chục năm (30/9/1959-30/9/2019). Ôn lại những kỷ niệm làm báo, tôi nhớ đến những bậc tiền bối đã có công xây dựng và phát triển tờ báo từ những ngày đầu tiên, đó là những nhà khoa học kiệt xuất của đất nước tâm huyết với sự nghiệp mở mang dân trí. Vì thế tờ báo được mọi người tin yêu và lưu giữ, coi đó là một cẩm nang khoa học trong những năm mà internet chưa xuất hiện.
Những sự kiện đáng nhớ trong đời làm báo của tôi

Những sự kiện đáng nhớ trong đời làm báo của tôi

(khoahocdoisong.vn) - Nhà báo Tuyết Phương, phụ trách mảng y tế - sức khỏe trên Báo KH&ĐS. Những năm tháng chiến tranh, bà đã từng là phóng viên chiến trường. Những chia sẻ của bà cho thấy sự năng động, nhiệt huyết của người làm báo KH&ĐS.
Nghĩa lớn        

Nghĩa lớn        

(khoahocdoisong.vn) - GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các hội KH&KTVN, Chủ nhiệm Báo KH&ĐS. Dưới đây là những chia sẻ của nhà báo Hữu Hưng, nguyên Trưởng ban Biên tập Báo KH&ĐS về những kỷ niệm với GS Trần Đại Nghĩa.
Làm sách Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp

Làm sách Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp

(khoahocdoisong.vn) - Theo kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2019 được Bộ GD-ĐT thống kê, môn lịch sử có điểm trung bình là 4,3. 70% số bài thi có điểm dưới 5. Tình trạng học sinh học kém môn Lịch sử đã diễn ra trong thời gian dài. Việc Báo KH&ĐS manh nha làm phổ biến kiến thức về Lịch sử từ cách nay 15 năm phải chăng là sự nhạy cảm với thời cuộc?
back to top