Duy trì đều đặn thói quen này mỗi ngày giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Duy trì huyết áp ở mức độ bình thường là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ não, vì vậy cần phải điều trị và theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Người trẻ tuổi mà tăng huyết áp cần phải khám tim mạch để tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp và tư vấn điều trị.

Đối với tai biến mạch máu não, có hai dạng chảy máu não (do vỡ mạch máu não) chiếm 20% và tắc mạch não - chiếm 80%. Cả hai dạng tai biến trên đều dễ gặp ở người tăng huyết áp nếu không được điều trị tốt.

Đáng lưu ý, dấu hiệu đầu tiên của tai biến tắc mạch não thường rất nhẹ, bao gồm méo mồm, yếu nhẹ nửa người, nói khó… Tuy nhiên, đây cũng là thời gian vàng để điều trị. Nếu chờ triệu chứng nặng hơn mới đi viện khám thì hầu như không thể chữa được.

Hậu quả của tai biến mạch máu não có đến 90% dẫn đến tàn tật từ nhẹ đến nặng hoặc tử vong. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là phải dự phòng tai biến và khi có nguy cơ/nghi ngờ bị tai biến thì cần đến bệnh viện sớm nhất, thậm chí ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây đột quỵ và ta có thể điều chỉnh được. Duy trì huyết áp ở mức độ bình thường là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp rất cần thiết, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cần theo dõi huyết áp đều đặn, với những người khoẻ mạnh, dù không bị tăng huyết áp cũng cần kiểm tra huyết áp ít nhất hai lần mỗi năm. Nhiều người không biết huyết áp mình cao, vì bệnh thường không có triệu chứng. 

Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ.

Huyết áp nên duy trì dưới 120/80mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp. Dùng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, đừng bỏ sót một ngày nào dù thấy khỏe mạnh và cả khi huyết áp đã trong giới hạn bình thường. Nếu cho rằng có thể giảm liều lượng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát như: Không hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế ăn muối. Giảm cân nặng nếu béo phì. Vận động cơ thể đều đặn và cần tập thể dục 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ giảm được nhiều nguy cơ. Giảm căng thẳng vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ. Ăn chế độ ăn giảm mỡ.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top