Đường hấp thu chậm và nhanh

(khoahocdoisong.vn) - Bột đường là chất dinh dưỡng chính của bữa ăn hàng ngày, nhu cầu cơ thể cần khoảng 70% năng lượng hấp thụ từ bột đường (Glucid). Các chất glucid sử dụng trong ăn uống hàng ngày thường có hai loại, “Glucid hấp thu nhanh” và “Glucid hấp thu chậm”.

Hỏi: Tôi sợ béo và đái tháo đường nên ít ăn đồ ngọt, tuy nhiên lại ăn nhiều cơm. Tôi đọc báo thấy nói, những người hay ăn nhiều cơm thì nên ưu tiên đường hấp thu chậm. Xin hỏi, chất đường nào hấp thu nhanh, chất nào hấp thu chậm?

Lê Bích Hà (Đống Đa, HN)

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu) cho biết, glucid có hai loại, glucid hấp thu nhanh và glucid hấp thu chậm.

Những glucid hấp thu nhanh thường có nhiều trong các loại bánh kẹo, nước ngọt, các loại trái cây ngọt nhiều, khi ăn vào được hấp thụ rất nhanh và làm tăng nhanh lượng đường trong máu như các loại đường saccaroza, fluctoza, lactoza… loại này rất thích hợp cho những người đang bị hạ đường huyết nhưng không thích hợp cho người thừa cân, béo phì, đái tháo đường.

Những glucid hấp thu chậm có nhiều trong ngũ cốc gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, mè…cần thời gian để tiêu hoá, các chất glucid được phân giải từ từ thành các phân tử đường đơn (glucoza) và cũng được hấp thu dần dần vào máu, như các tinh bột glycogen, không gây tăng đường huyết quá nhanh. Loại này thích hợp cho những người dễ bị tăng đường huyết. Ngoài ra còn có đường đôi, điển hình là đường lactose có duy nhất trong sữa, thúc đẩy sự sinh sôi của các vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng khả năng hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho, magiê, sắt.

Để không béo và phòng tránh tiểu đường nên ưu tiên glucid hấp thu chậm có trong các loại ngũ cốc thô, ngô, khoai, sắn, đậu mè…

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top