Được phép đốt pháo hoa không gây tiếng nổ

(khoahocdoisong.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Liên quan đến một số điểm mới trong Nghị định, người dân cần hiểu đúng, nắm rõ quy định này để tránh vi phạm trong mua bán, tàng trữ, sử dụng dẫn tới bị xử lý trước pháp luật, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, nhu cầu sử dụng pháo hoa tăng cao.

Nắm rõ quy định tránh vi phạm

Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/1/2021. Như vậy, kể từ 11/1/2021 Chính phủ cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được sử dụng pháo hoa dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật nhưng không được đốt pháo nổ. Nếu vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2 triệu đồng và có thể bị phạt tù đến 7 năm về tội gây rối trật tự công cộng.

Hiểu không đúng nội dung Nghị định 137 dễ dẫn đến những vi phạm không đáng có trong mua bán, sử dụng các loại pháo hoa. Thông tin này đã được dư luận đón nhận với sự quan tâm đặc biệt, nhất là khi Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần. Tuy nhiên, hiện có không ít người hiểu chưa đúng bản chất của quy định này, khi cho rằng có thể được đốt tất cả các loại pháo hoa; đồng nhất giữa việc cho phép đốt pháo hoa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vậy chúng ta cần hiểu thế nào cho đúng bản chất của Nghị định 137, có phải sẽ được đốt pháo hoa thoải mái hay không? Liên quan đến quy định trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, trước hết người dân cần phân biệt khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh bị nhầm lẫn.

Pháo hoa theo cách hiểu thông thường hiện nay là loại pháo có ánh sáng phóng lên không trung sau một tiếng nổ; sau khi phóng lên không trung lại tiếp tục nổ để phát ra ánh sáng. Tuy nhiên, Nghị định 137 lại phân biệt rất rõ hai loại: Pháo hoa nổ và pháo hoa không nổ và người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa không có tiếng nổ.

Theo đó, pháo hoa mà người dân được phép sử dụng, theo quy định tại Điểm b, khoản 1, điều 3 Nghị định 137 là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Thực tế, loại pháo hoa này người dân đã sử dụng trong các dịp cưới hỏi, sinh nhật trước khi Nghị định 137 ra đời.

Còn loại pháo hoa nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, áng sáng màu sắc trong không gian.

Mua pháo hoa ở đâu?

Hiện nay, pháp luật cấm tuyệt đối người dân sử dụng loại pháo này. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.

Ngoài ra, Nghị định 137 cũng quy định loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Đồng thời, khi sử dụng pháo hoa vào các dịp nêu trên người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Như vậy, từ nay trở đi, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Các loại pháo hoa được phép đốt mà người dân thường gặp đó là: pháo bông (pháo que), pháo phụt sinh nhật, pháo điện.

Ngoài ra, một số sản phẩm được người dân gọi là pháo và được phép sử dụng dù không chứa thuốc pháo gồm: Pháo hoa lễ hội bằng giấy; pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại; các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh…

Những ngày cuối năm là thời điểm thường xuyên xảy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển, đốt pháo trái pháp luật, đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự. Để ngăn chặn tình trạng này, các lực lượng chức năng và các địa phương phải có kế hoạch để phòng ngừa, ngăn chặn. 

Đại tá Vũ Minh Hùng cho biết, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đang tham mưu Bộ Công an có văn bản chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt triển khai Nghị định 137/2020, đồng thời phổ biến quán triệt nội dung mới của Nghị định và tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nhận thức rõ ràng về các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý pháo, đặc biệt là để cho người dân hiểu thế nào là pháo hoa và sử dụng như thế nào.

Đồng thời, cần tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ thế nào là pháo hoa có tiếng nổ và không có tiếng nổ, loại pháo hoa được sử dụng và loại pháo hoa bị cấm. Qua đó, vừa giúp người dân hiểu đúng, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, vừa góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng pháo trái phép.

Theo KH&ĐS
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top