Được câu khen ho hen chẳng còn

c câu khen ho hen chẳng còn. Một lời khen chưa biết thực hư thế nào đã vội phóng đại lên tưởng rằng đó là chính con người mình.

Hình minh họa.

Tổng kết năm học, thằng bé học lớp 4 được nhận giấy khen học sinh giỏi nổi trội về môn toán. Thế là bà nó mang khoe khắp nơi.

Người nào cũng trầm trồ khen cháu thông minh, có năng khiếu.  Rồi người khuyên phải tìm thầy, tìm nơi mà bồi dưỡng cho cháu, không thì phí.

Người hiểu biết thì bảo, đó là đổi mới trong cách khen thưởng. Với học sinh tiểu học, cô giáo phải tìm ra điểm nổi trội của trẻ để khen. Ví dụ cháu nào nổi hơn về toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử, hát, múa, vẽ, diễn thuyết, thể dục… thì khen môn đó, để các cháu thêm tự tin vào bản thân.

Tự tin đâu chưa biết, chỉ biết người lớn đâm ra ngộ nhận, cứ tưởng con cháu mình là thần đồng cả. Thế là mới tí tuổi đầu, thay vì được thoải mái vui chơi suốt dịp hè, thì nay phải đến nhà thầy cô để học thêm, đến các trung tâm bồi dưỡng tài năng. Biết bao nhiêu đứa trẻ đã phải đánh mất tuổi thơ vì những lời khen ấy.

Mục đích thì tốt đấy, nó khiến cho trẻ con đứa nào cũng được khen, đứa nào cũng tìm thấy một điều tốt đẹp trong bản thân mình.

Nhưng khổ nỗi, chính người lớn vì ảo tưởng, vì tham vọng, vì thói háo danh của chính mình, đã biến những lời khen ấy thành áp lực lên đứa trẻ. Vậy nên thành ra khen ho hen chẳng còn.

Một chút năng khiếu, một khả năng mới hé cũng giống như một ngọn lửa mới nhen, phải cần rất nhiều khéo léo và tinh tế để làm sao cho nó thổi lên thành một đống lửa ấm áp và có ích. Nếu không sẽ làm nó tắt ngóm.

Đối với một đứa trẻ, khen đúng, đánh giá đúng năng lực, khả năng sẽ giúp cho gia đình có định hướng đúng. Nhưng cũng cần phải phân biệt một sự đánh giá đúng với một lời khen hời hợt bởi nó có thể làm hại con người ta.

Nhất là qua những cuộc thi tài năng, nghe họ khen, thấy ai cũng tài giỏi. Rồi lao theo những danh vọng hão huyền người khác đã vẽ ra mà không biết thực chất năng lực của mình đến đâu, đam mê thực sự của mình là gì.

Con người ta vẫn thế, cứ một lời khen chưa biết thực hư thế nào đã vội phóng đại lên tưởng rằng đó là chính con người mình. Làm được một việc tử tế, tham gia một chương trình từ thiện, giúp được một người… là yên tâm mình là người tốt.

Trong khi cuộc sống hàng ngày là biết bao nhiêu thử thách mà chúng ta phải vượt qua để hoàn thiện mình. Vì vậy, hãy biết cảnh giác với những lời khen.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top