Đứng trước bờ vực giải thể, nợ xấu của Thép Sông Hồng đã có bên mua lại

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết, đã có bên mua lại khoản nợ xấu hơn 790 tỷ đồng của Công ty CP Thép Sông Hồng.

Cụ thể, dư nợ gốc đến ngày 15/11/2021 của Công ty cổ phần Thép Sông Hồng là hơn 216 tỷ đồng, dư nợ lãi còn lại tạm tính là hơn 578 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay này gồm: Bảo lãnh vay vốn của Tổng Công ty CP Sông Hồng hạn mức tối đa 100 tỷ đồng và lô thép thành phẩm các loại số lượng hơn 13.539 tấn.

Nguyên nhân của vụ việc đến từ khoản nợ phải thu 46 tỷ của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đối với Thép Sông Hồng. Khoản nợ xấu này đã treo nhiều năm và đã tiến hành trích lập dự phòng đầy đủ.

Hiện, Ngân hàng SHB cho biết đã có bên mua lại khoản nợ xấu hơn 790 tỷ đồng của Công ty CP Thép Sông Hồng.

Thép Sông Hồng được thành lập năm 2005, là đơn vị thành viên của Tổng công ty CP Sông Hồng (SHG). Ở thời điểm thành lập, Tổng Công ty HUD nắm giữ 40% cổ phần.

Sau đó, HUD đã rút vai trò cổ đông, chỉ còn là đối tác, Tổng Công ty CP Sông Hồng trở thành cổ đông lớn nhất tại Thép Sông Hồng, với tỷ lệ nắm giữ hơn 85%.

Công ty Thép Sông Hồng tiền thân là nhà máy cán thép Sông Hồng được đầu tư mới tại Khu công nghiệp Bạch Hạc, (Phú Thọ) từ tháng 5/2002.

Chủ đầu tư ban đầu của dự án là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển công nghệ cao AT. Dự án được xây dựng theo phương thức tổng thầu EPC, bên nhận tổng thầu là Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng (nay là Tổng công ty CP Sông Hồng).

Dự án dự kiến đi vào sản xuất năm 2003, nhưng sau khi nhập khẩu thiết bị về năm 2003 vẫn chưa thể hoạt động. Sau khi đổi tên, Thép Sông Hồng hoạt động, nhưng kết quả kinh doanh không khả quan.

Suốt những năm sau đó, kết quả kinh doanh của Thép Sông Hồng thường xuyên thua lỗ, vốn chủ sở hữu xuống mức âm từ năm 2011. Đến năm 2013, Sông Hồng quyết định tái cơ cấu Thép Sông Hồng theo hướng tăng vốn và giảm tỷ lệ sở hữu.

Đến cuối năm 2015, Tổng công ty Sông Hồng cho biết Thép Sông Hồng đã tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ lên 310 tỷ đồng, qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu của tổng công ty xuống 32,9%.

Đến cuối quý 2/2020, tổng tài sản của Thép Sông Hồng đạt hơn 344 tỷ đồng, nhưng nợ quá hạn lên tới 420 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất là khu đất hơn 10 ha tại phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.

Từ quy mô tài sản trên 3.000 tỷ, doanh thu thuần gần 3.300 tỷ đồng trước năm 2011, tổng tài sản công ty đã giảm mạnh về mức hơn 1.000 tỷ, doanh thu chỉ còn vài chục tỷ đồng những năm gần đây.

Cùng với đó, tổng công ty cũng thua lỗ liên tục từ năm 2015 đến nay với số lỗ lũy kế đến tháng 6/2021 lên tới 1.056 tỷ, cao gấp 4 lần vốn điều lệ.

Do đó, theo dữ liệu mới nhất trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty CP Thép Sông Hồng đang tiến hành các thủ tục để giải thể.

Phía Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Thép Sông Hồng.

Theo Đời sống
Người nhận lương hưu mất, thân nhân nhận chế độ gì?

Người nhận lương hưu mất, thân nhân nhận chế độ gì?

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu qua đời được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.
back to top